4 Mẹo chữa hóc xương gà hiệu quả nhất
4 Mẹo chữa hóc xương gà hiệu quả nhất là những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về hiệu quả của những phương pháp này, vì thực chất, xương gà có kích thước lớn, và sắc hơn nhiều so với xương cá.
HÓC XƯƠNG GÀ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị hóc xương gà khi ăn. Thế nhưng, người lớn cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Hóc xương gà tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn cả, vì nó nhọn và sắc, dễ cắm vào thực quản hay họng gây chảy máu, áp xe, phù nề.
Những nguyên nhân phổ biến khiến mọi người bị hóc xương gà như:
➣ Cười nói trong khi ăn.
➣ Ăn vội, nuốt vội.
➣ Say rượu.
➣ Nhai cả xương, không phát hiện ra có xương mà lại nuốt luôn.
Bị hóc xương gà nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực chất rất nguy hiểm. Không ít người đã tìm cách xử lý khi bị hóc xương bằng cách lấy tay móc ngược xương gà ra. Tuy nhiên, việc làm này dễ khiến cho dị vật bị hóc vào sâu bên trong hơn. Nghiêm trọng hơn là nếu nó nằm ngang ở vùng nguy hiểm, sẽ có thể đâm vào họng, gây sưng tấy, chảy máu.
Đối với các xương sắc nhọn và xương to, nguy cơ cao làm thủng thực quản, thủng mạch máu, thậm chí là thủng động mạch chủ phải đến gặp bác sĩ cấp cứu ngay. Nhiều trường hợp vì bị hóc xương sắc nhọn, xương to nhưng lại để kéo dài nhiều ngày gây ra áp xe, thủng động mạch, hay nghiêm trọng hơn là xương đi vào lồng ngực dẫn tới áp xe màng phổi, áp xe trung thất,... Những tình trạng này có nguy cơ gây tử vong cao, ngay cả khi đã đi đến cấp cứu ở các bệnh viện lớn.
Trẻ em là đối tượng dễ bị hóc xương
4 MẸO CHỮA HÓC XƯƠNG GÀ HIỆU QUẢ NHẤT
Khi bị hóc xương, bạn sẽ cảm thấy đau ở cổ họng, cảm giác vướng mắc ở họng, khó nuốt cũng như nói chuyện gặp khó khăn. Tuy nhiên, thay vì đến các cơ sở y tế, nhiều người lại lựa chọn áp dụng các mẹo chữa hóc xương gà hiệu quả nhất tại nhà. Dưới đây là những cách làm phổ biến:
1. Mẹo trị hóc xương gà với rau má
Rau má là loại rau được nhiều người tin tưởng về công dụng cũng như lựa chọn sử dụng để khắc phục tình trạng hóc xương.
Cách thực hiện đơn giản: rửa thật sạch cây rau má, ăn rau má nhưng không nhai quá nát mà nuốt luôn. Việc làm này được cho là hiệu quả vì dân gian quan niệm rau má khi đi xuống cổ họng sẽ đẩy cả phần xương gà bị hóc xuống dạ dày của bạn.
2. Mẹo chữa hóc xương gà bằng vỏ cam
Ngâm và nuốt vỏ cam cũng là một trong những biện pháp chữa hóc xương được dân gian lưu truyền. Bằng cách ngậm vỏ cam đã rửa sạch trong miệng vài phút rồi mới nuốt nguyên phần vỏ. Sở dĩ phương pháp này được nhiều người áp dụng vì cho rằng nước từ vỏ cam tiết ra sẽ làm mềm phần xương bị hóc, nên khi nuốt vỏ cam xuống sẽ đẩy được nó vào trong dạ dày.
3. Nhét tỏi vào lỗ mũi chữa hóc xương gà
Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Khi bị hóc xương gà, mọi người thường lấy 1 tép tỏi nhét vào lỗ mũi. Nếu sờ họng thấy hóc xương nằm ở bên trái thì nhét tỏi vào lỗ mũi bên phải và ngược lại. Tiếp theo bịt lỗ mũi kia lại rồi thở bằng miệng. Mùi hăng khó chịu từ tỏi sẽ làm bạn khó chịu, dẫn tới hắt xì hay nôn ra phần xương bị hóc.
4. Mẹo chữa hóc xương gà bằng cơm
Một cách chữa hóc xương lâu đời khác mà hầu như ai cũng biết chính là nuốt cơm. Người xưa cho rằng, khi bị hóc xương gà, bạn chỉ cần nuốt trực tiếp nửa chén cơm nhỏ mà không cần nhai, rồi uống nước vào là được.
CÓ NÊN ÁP DỤNG MẸO CHỮA HÓC XƯƠNG GÀ TẠI NHÀ KHÔNG?
Chúng ta vừa tìm hiểu các mẹo chữa hóc xương cá trong dân gian. Những phương pháp này đều là cách làm truyền miệng, chưa được kiểm chứng khoa học, nên việc áp dụng có nguy cơ gặp phải nhiều hậu quả đáng tiếc.
Cách mẹo chữa hóc xương như nuốt nửa chén cơm nhỏ, ngậm vỏ cam, nuốt rau má,... kể trên chỉ phát huy được hiệu quả khi bạn bị hóc những mảnh xương cá nhỏ, không quá nhọn hay sắc.
Hóc xương gà xử lý không đúng cách rất nguy hiểm
Còn đối với xương gà với kích cỡ to, sắc nhọn thì việc áp dụng các mẹo chữa hóc xương tại nhà trên chỉ làm cho miếng xương bị mắc sâu hơn. Đặc biệt là phần cạnh sắc nhọn của xương sẽ tác động mạnh lên thành họng, dây ra nhiều khó chịu và đau đớn cho bạn.
Vậy khi bị hóc xương phải làm thế nào? Khi bị hóc xương cá hay xương gà, bạn sẽ cảm nhận được dị vật mắc lại ở cổ họng gây vướng víu, lúc nuốt thức ăn hay nuốt nước bọt sẽ cảm thấy hơi đau do xương đâm vào niêm mạc. Lúc đó, bạn cần bình tĩnh thực hiện hướng dẫn như sau:
► Dừng nuốt ngay lập tức: mọi người khi bị hóc xương đều tìm cách nuốt để cho xương trôi xuống. Thế nhưng việc làm này có thể khiến cho xương đâm vào sâu hơn và gây ra tổn thương lên niêm mạc. Lúc này, bạn cũng không nên khạc nhổ nhiều lần, hay ăn bất cứ thứ gì để đẩy phần xương hóc xuống vì dễ gây nghẹn.
► Hãy cố gắng nôn ra càng sớm càng tốt. Nhưng tuyệt đối không tìm cách nôn bằng việc đưa tay vào cổ họng, thao tác này sẽ vô tình đẩy xương đang bị mắc xuống sâu trong cổ họng hơn.
► Bạn phải thật bình tĩnh, há to miệng rồi nhờ người xung quanh soi đèn pin để kiểm tra cổ họng. Nếu như xương gà bị mắc ở nơi có thể nhìn thấy bằng mắt thường, hãy gắp nó ra bằng kẹp y khoa.
► Tiếp theo, theo dõi xem còn đau hay thấy vướng víu gì ở cổ họng khi nuốt nước bọt nữa không. Nếu bạn vẫn còn cảm giác mắc xương, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ lấy xương ra ngoài an toàn, tránh việc để xương mắc lại quá lâu dẫn đến nhiều hậu quả và khó khăn khi điều trị hơn.
Trên đây là 4 mẹo chữa hóc xương gà hiệu quả nhất theo quan niệm của nhiều người. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bạn nên cẩn trọng khi xử lý xương bị mắc ở cổ họng. Nếu làm không đúng cách, sẽ khiến xương bị móc sâu hơn và gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến chuyên gia để được tư vấn cách xử trí phù hợp thông qua HOTLINE hoặc nhấp vào KHUNG TƯ VẤN dưới đây.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 6285 7515
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại