Bấm lỗ tai bị sưng mủ phải làm sao?
Bấm lỗ tai bị sưng mủ phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều người sau khi thực hiện bấm lỗ tai. Việc làm đẹp này tuy khá đơn giản nhưng nếu tiến hành không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh sẽ dễ dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng, bạn cần chú ý để kịp thời xử lý tổn thương một cách tốt nhất.
NGUYÊN NHÂN BẤM LỖ TAI BỊ SƯNG MỦ
Khi bấm lỗ tai, cho dù đó là mô mềm nằm ở dái tai hay ở sụn tai (vành tai) thì bạn cũng đang tạo thành một vết thương hở trên tai. Và vết thương này có khả năng bị nhiễm trùng khi bạn chăm sóc sai cách.
Bạn có thể phải cần thời gian từ 6 tuần cho đến 2 tháng để vết thương khi bấm lỗ tai lành hoàn toàn. Nếu bấm lỗ tai ở sụn tai thì sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để lành tổn thương.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bấm lỗ tai bị sưng mủ. Các nguyên nhân thường gặp là:
► Nhiễm trùng do không khử trùng tại vị trí bấm lỗ bằng các chất khử trùng. Vì khi vết thương không được khử trùng, vi khuẩn trên bề mặt da có khả năng xâm nhập vào vết thương và gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể làm dái tai, sụn tai của bạn bị sưng lên và mưng mủ.
► Bấm lỗ tai bằng kim chưa được khử trùng: Việc cây kim sử dụng chưa được khử trùng có thể đưa vi khuẩn ở bên ngoài vào lỗ tai của bạn và dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, khiến bấm lỗ tai bị sưng mủ.
► Chạm tay bẩn vào nơi bấm lỗ tai, đeo khuyên tai quá chật... cũng có khả năng dẫn tới nhiễm trùng
Như đã đề cập ở trên, việc bấm lỗ tai sẽ hình thành vết thương hở trên tai, do đó có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu như không được xử lý đúng cách. Bấm lỗ tai bị sưng mủ là một biểu hiện của nhiễm trùng. Ngoài ra các triệu chứng khác cảnh báo bạn bị nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai là:
Vùng da tại vị trí bấm lỗ tai bị nóng rát, sưng đỏ và có dịch tiết màu vàng trông giống như mủ. Trong tình trạng bị nhiễm trùng nghiêm trọng thì các phần còn lại của tai cũng có thể bị sưng lên. Nhiễm trùng ở sụn tai thường việc điều trị gặp khó khăn hơn so với nhiễm trùng ở dái tai.
Viêm sụn vành tai do bấm lỗ tai
BẤM LỖ TAI BỊ SƯNG MỦ PHẢI LÀM SAO?
Sẽ chẳng có biện pháp chữa bấm lỗ tai bị sưng mủ nào hiệu quả bằng các biện pháp y tế cả. Do đó, khi thấy những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai, bạn nên tìm đến những cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bạn cần đến gặp bác sĩ khi phát hiện những biểu hiện nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai như tai bị sưng mủ. Hãy kể tường tận và tỉ mỉ với họ về tình trạng vết thương và lắng nghe sự tư vấn của họ.
Nếu bạn có dị ứng với kim loại thì bác sĩ sẽ tháo khuyên cho bạn. Còn nếu chỉ là viêm nhiễm thông thường, lúc này bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách rửa vết thương bằng nước muối và sử dụng thuốc theo đơn. Bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi.
Nếu bạn chỉ bị nhiễm trùng nhẹ (tại vị trí bấm lỗ tai chỉ bị đỏ hay sưng nhẹ) thì bạn có thể chăm sóc vết nhiễm trùng tại nhà. Trước tiên rửa sạch tay bằng xà bông diệt khuẩn, sau đó vệ sinh lỗ tai bấm khuyên bằng nước muối sinh lý
Nếu những triệu chứng nhiễm trùng không cải thiện sau vài ngày hay nhiễm trùng lan rộng ra toàn bộ tai, bị sốt cao, thì bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Trong quá trình điều trị, bạn nên thường xuyên chú ý đối với vị trí mới xỏ khuyên. Như thường xuyên kiểm tra tình trạng vết thương và rửa sạch vị trí vết thương bằng nước muối và để ý làm sạch khuyên tai. Đặc biệt, bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc mạnh với quần áo. Vì chúng có khả năng khiến vết thương nặng thêm.
Một điều khác mà bạn cần chú ý chính là tránh xa hồ bơi nhé! Các hóa chất có trong hồ bơi có thể khiến tình trạng sưng mủ sau khi bấm lỗ tai của bạn kéo dài lâu hơn đấy!
Bấm lỗ tai bị sưng mủ phải làm sao?
CÁCH PHÒNG TRÁNH BẤM LỖ TAI BỊ SƯNG MỦ
Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau khi bấm lỗ tai như tình trạng bấm lỗ tai bị sưng mủ bằng một vài biện pháp phòng tránh đơn giản như sau:
► Người bấm khuyên cần rửa tay sạch và đeo găng tay;
► Kim bấm tai chỉ sử dụng một lần và phải vứt đi sau mỗi lần sử dụng;
► Các dụng cụ và bề mặt tiến hành bấm khuyên cần được vệ sinh thật kỹ;
► Khuyên tai trước khi đeo vào cần được tiệt trùng.
► Sau khi đã bấm khuyên, chú ý chăm sóc vết thương bằng cách:
► Làm sạch nhẹ nhàng những lỗ bấm khuyên mới với dung dịch nước muối;
► Ngâm gạc trong dung dịch, rồi sử dụng gạc thấm vào lỗ xỏ mới;
► Chỉ vệ sinh lỗ bấm khuyên 2 lần một ngày. Nếu làm sạch da quá nhiều lần có thể gây kích ứng da và sẽ làm chậm quá trình phục hồi của da;
► Rửa tay với nước ấm và xà bông kháng khuẩn trước khi đụng vào lỗ bấm khuyên.
Trên đây là hướng dẫn bấm lỗ tai bị sưng mủ phải làm sao. Đồng thời, hướng dẫn bạn cách chăm sóc sau khi bấm khuyên để vết thương mau lành và tránh nhiễm trùng cho lần sau.
Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, bạn có thể để lại câu hỏi vào KHUNG CHAT bên dưới, các chuyên gia của chúng tôi sẽ sớm liên hệ giải đáp một cách nhanh chóng nhất.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 6285 7515
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại