tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 04-05-2021 Lượt xem : 374

  Cây đuôi chồn có Công dụng với Liều lượng và Cách dùng như thế nào là tổng hợp các thông tin đầy đủ về nguyên liệu thuốc quý hiếm này. Tìm hiểu kỹ những kiến thức này giúp bạn sử dụng cây đuôi chồn đúng cách, hiệu quả trong chữa trị những bệnh lý phù hợp.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÂY ĐUÔI CHỒN

  Cây đuôi chồn còn có tên gọi khác như rớn đen, cây sẹ, tóc thần đuôi hay thiết tuyến thảo. Nó có tên khoa học là Adiantum caudatum L.; thuộc họ Đuôi chồn (Adiantaceae).

  Đây là loại cây thảo, có thân rễ ngắn. Lá mọc lược thành những túm dày đặc với phần cuống lá dài khoảng 5 – 15 cm. Lá đuôi chồn có màu xanh đậm và có lông mềm. Những đoạn lá gần như chụm vào nhau, ở mép trên có các khía sâu ít hoặc nhiều, còn mép dưới nguyên.

  Loài cây này có nguồn gốc ở Châu Á, Polynedi cũng như Châu Phi. Ở Việt Nam, cây thường mọc nhiều ở các vị trí núi đá vôi hay nơi ẩm ướt.

  Người ta thường sử dụng hầu hết các bộ phận của cây để làm thuốc. Cây sinh sản vào khoảng tháng 4 đến tháng 8, nhưng nhìn chung, có thể thu hoạch quanh năm.

  Sau khi thu hoạch, người dùng sẽ mang đi rửa sạch rồi phơi khô, sau đó bảo quản ở nơi khô ráo, khi cần thì mang ra sử dụng.

  Cây đuôi chồn có vị đắng và tính bình , quy kinh Phế và Thận. Trong cây có chứa các thành phần chính sau:

  ■  Acid galic;

  ■  Tinh dầu;

  ■  Đường;

  ■  Tanin;

  ■  Chất đắng.

Cây đuôi chồn: Công dụng, Liều lượng, Cách dùng

Cây đuôi chồn có những nhánh hình dáng giống chiếc đuôi chồn

CÔNG DỤNG – LIỀU LƯỢNG SỬ DỤNG CÂY ĐUÔI CHỒN

  Theo Y học cổ truyền, cây đuôi chồn có công dụng tiêu thũng, lợi niệu, tiêu viêm giải độc cũng như chỉ huyết sinh cơ. Vì vậy mà cây thường được người Trung Hoa dân dùng chữa trị những bệnh về bệnh lỵ, sưng vú, vết thương bị cháy bỏng hay vết thương chảy máu.

  Trong khi, người dân Ấn Độ và người Malaixia thường dùng cây đuôi chồn để điều trị chứng sốt, ho hay đái đường. Bên cạnh đó, họ cũng dùng dược liệu này làm thuốc chữa bệnh về ngực cũng như các bệnh ngoài da.

  Các nghiên cứu cho thấy, những công dụng mà cây đuôi chồn mang lại bao gồm:

  ► Chống viêm: cây đuôi chồn có chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, với đặc tính kháng viêm, giúp phòng ngừa sự viêm nhiễm vi khuẩn, vi rút gây nên bệnh

  ► Điều trị lành vết thương: các hoạt chất chiết xuất từ cây đuôi chồn có công dụng làm tăng sinh những tế bào nội mô, giúp bảo vệ cơ thể cũng như hỗ trợ làm lành vết thương nhanh.

  ► Kháng khuẩn: một số nghiên cứu chứng minh thành phần dưỡng chất có chứa trong cây đuôi chồn có lợi ích kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Cho nên, chúng có công dụng trị viêm nhiễm đường tiểu và những bệnh lý đường hô hấp như ho hoặc long đờm,…

  Ngoài những tác dụng kể trên, loại cây này còn có một số công dụng như:

  ■  Chống trầm cảm;

  ■  Giảm đau nhức;

  ■  Giải độc;

  ■  Hỗ trợ trị hen suyễn, tiêu chảy.

  Liều dùng cây đuôi chồn như thế nào?

  Cây đuôi chồn thường được sử dụng dưới dạng sắc hoặc đắp ngoài da. Đối với dạng thuốc sắc, có thể sử dụng tươi hoặc khô với liều dùng mỗi ngày từ 5 – 10g. Trong trường hợp sử dụng dưới dạng đắp ngoài da, liều lượng tùy vào tình trạng, không cố định.

Cây đuôi chồn: Công dụng, Liều lượng, Cách dùng

Ngoài làm thuốc, cây đuôi chồn còn được dùng để làm cảnh

MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ CÂY ĐUÔI CHỒN

   Bài thuốc lợi tiểu và hạ sốt từ cây đuôi chồn

  Dùng 5 – 10 g cây đuôi chồn khô sắc chung với 3 chén nước. Chia thuốc làm 3 phần để uống trong ngày. Uống liên tục khoảng 3 – 5 ngày giúp giảm sốt và lợi tiểu.

  ✤ Cây đuôi chồn điều trị chứng ho, long đờm ở trẻ

  Mỗi ngày sử dụng 5 – 10 g cây đuôi chồn sắc thuốc và chia thành 2 phần cho trẻ uống trong ngày.

  ✤ Trị rắn cắn

  Hái một nắm lá đuôi chồn đem rửa sạch, giã nát rồi đắp lên miệng vết thương do rắn cắn.

  ✤ Trị phong thấp

  Dùng 50g cây đuôi chồn đem rửa sạch, để cho ráo nước rồi ngâm trong 500 ml rượu trắng khoảng 1 tháng. Mỗi ngày sử dụng khoảng 30 ml sẽ giúp giảm đau nhức bởi bệnh phong thấp gây nên.

  ✤ Chữa trị chứng đái rắt, đái són, bí đái bằng cây đuôi chồn

  Dùng 15g cây đuôi chồn sắc cùng với 15 g xa tiền tử và 15 g mộc thông. Uống trong 3 – 7 ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh.

  ✤ Trị sỏi tiết niệu ở trẻ nhỏ

  Sử dụng 9g cốc tinh thảo sắc với 6 g cây đuôi chồn, chia thuốc thành 2 – 3 phần để cho trẻ uống.

  Chúng ta vừa tìm hiểu về Cây đuôi chồn có Công dụng với Liều lượng và Cách dùng như thế nào. Đây là loại cây có nhiều đặc tính có ích đối với sức khỏe cũng như bệnh tật. Tuy vậy, để đảm bảo việc sử dụng các bài thuốc từ nguyên liệu này đem lại kết quả chữa trị cao, bên cạnh đó ngăn chặn tác dụng phụ, thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia trước khi sử dụng.

  Liên hệ KHUNG CHAT bên dưới để được tư vấn cách dùng cây chồn hôi đúng phương pháp.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường