tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 30-11-2019 Lượt xem : 8218

  Chu kỳ kinh nguyệt là gì và Cách tính ngày rụng trứng chính xác là thôgn tin giúp bạn tiện việc theo dõi những diễn biến của cơ thể, từ đó kịp thời khắc phục những vấn đề về sức khỏe cũng như ngăn chặn sớm những bệnh liên quan đến chức năng sinh sản. Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt và cách tính ngày rụng trứng cũng là để điều khiến việc mang thai theo ý muốn.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì

  Là nữ giới, ai cũng cần biết đến chu kỳ kinh nguyệt, bởi đây là tiến trình sinh lý đánh dấu giai đoạn trưởng thành của phái nữ, khẳng định chức năng sinh sản đã hoàn thiện.

  Kinh nguyệt là tình trạng xuất huyết qua đường âm đạo (liên tục trong 3 – 5 ngày), nó có tính lặp lại xuyên suốt từ giai đoạn dậy thì đến giai đoạn mãn kinh nên được gọi là chu kỳ hay vòng kinh.

  Một chu kỳ kinh nguyệt thường lặp lại sau khoảng 28 – 35 ngày nên hiện tượng kinh nguyệt được xem là có hàng tháng.

  1. Các đặc điểm cơ bản của chu kỳ kinh nguyệt

   Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên

  Khi bạn nữ bước vào tuổi dậy thì (trung bình khoảng 14 – 16 tuổi) chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ xuất hiện. Máu chảy ra ở vùng kín có thể khiến bạn bất ngờ và lo sợ, tuy nhiên đây hoàn toàn là hiện tượng sinh lý bình thường.

  Ngược lại bạn nên cảm thấy vui mừng vì mình đã ”lớn”, chức năng sinh sản đã được vận hành và cơ thể không mắc những bệnh tật bẩm sinh liên quan đến hệ sinh sản.

  Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ở 2 năm đầu tiên sẽ có bất ổn do hệ sinh sản cần thời gian để hoàn thiện, nội tiết tố nữ tăng giảm liên tục khiến quá trình điều hòa kinh nguyệt xuất hiện các hiện tượng chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đúng ngày, v.v…. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tự cải thiện sau 2 – 3 năm sau đó.

   Chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng

  Thực ra không dễ để xác định chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, nhưng có thể đoán được thời khắc kinh nguyệt sắp kết thúc đó là vào độ tuổi 50 – 60 tuổi, còn được gọi là thời kỳ tiền mãn kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính ngày rụng trứng chính xác

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

  Tiền mãn kinh chính là giai đoạn nội tiết tố nữ sụt giảm nghiêm trọng, buồng trứng không còn hoạt động tốt và cơ chế điều hòa kinh nguyệt cũng sắp kết thúc, là bước ngoặc đánh dấu người phụ nữ không còn khả năng sinh sản.

  Vào giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng có sự xáo trộn không đều. Vòng kinh ngắn dài thay đổi liên tục cho tới khi mất hẳn kinh nguyệt.

   Vì sao có chu kỳ kinh nguyệt?

  Vào giai đoạn dậy thì, hệ hormon sinh dục nữ được tăng cường, là tín hiệu điều khiển các cơ quan sinh sản mà cao nhất là buồng trứng. Dưới tác động của hormon sinh dục, trứng từ buồng trứng chín và rụng, cùng lúc này tử cung được tập trung dinh dưỡng tạo thành lớp nội mạc (gồm các tế bào máu mang dinh dưỡng) phủ lên thành tử cung để chuẩn bị cho bào thai làm tổ và nuôi thai sau này.

  Tuy nhiên, nếu thụ tinh không diễn ra, trứng bị thoái hóa đồng thời nội tiết tố sụt giảm thì lúc này tử cung sẽ co bóp để loại bỏ lớp nội mạc, máu kinh được hình thành và bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới.

  2. Chu kỳ kinh nguyệt và các vấn đề liên quan

  Có thể thấy toàn bộ quá trình hình thành chu kỳ kinh nguyệt là dưới sự điều khiển của hệ hormon sinh dục và sự đồng bộ của các cơ quan sinh sản. Cho nên những biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt đều phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn tại thời điểm đó.

  Các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt bao gồm những rối loạn hoặc bệnh lý phụ khoa cần đặc biệt chú ý để kịp thời chữa trị, không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

  ۞​ Rối loạn kinh nguyệt

  Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng các chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp không đều nhau, thường gặp là:

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính ngày rụng trứng chính xác

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi do nhiều yếu tố ảnh hưởng

  + Chu kỳ kéo dài: chậm kinh, hành kinh không đúng ngày.

  + Rong kinh: ngày hành kinh kéo dài trên 1 tuần, lượng máu ra nhiều hơn bình thường.

  + Chu kỳ kinh ngắn: 1 tháng có hai lần hành kinh, hoặc chu kỳ kinh nguyệt chưa đến 28 ngày đã lặp lại (thường có liên quan với bệnh rong kinh).

  + Bế kinh, tắc kinh, vô kinh: chu kỳ kinh nguyệt biến mất trên 3 tháng.

  + Cường kinh: máu kinh ra nhiều hơn bình thường, hay gặp khi bị rong kinh.

  + Thiểu kinh: chu kỳ kinh nguyệt dài, ngày hành kinh ngắn (thường chỉ 2 ngày) và lượng máu kinh rất ít.

  + Thống kinh: là hiệu tượng đau bụng dữ dội vào ngày hành kinh.

  Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố như ăn uống, tâm lý, chế độ sinh hoạt và bệnh lý.

  ۞ Bệnh lý phụ khoa

  Chu kỳ kinh nguyệt bất thường là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa sớm và đáng tin cậy nhất. Một số bệnh lý phụ khoa thường gặp như:

  + Rong kinh: lạc nội mạc tử cung, u xơ, bệnh ung thư đường sinh dục, Polyp tử cung, u nang buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa, v.v….

  + Chậm kinh: suy giảm chức năng buồng trứng, buồng trứng đa nang, viêm nhiễm phụ khoa, dính buồng tử cung một phần, v.v….

  + Bế kinh, tắc kinh, vô kinh: tử cung nhi hóa, màng trinh không thủng, dính buồng tử cung toàn phần, sẹo hóa tử cung, suy giảm chức năng cảm thụ niêm mạc tử cung, suy giảm chức năng buồng trứng, v.v….

  ۞ Các bệnh lý khác

 

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính ngày rụng trứng chính xác

Biểu hiện của ngày hành kinh như thế nào?

  Chung quy mà nói, chu kỳ kinh nguyệt hoạt động dưới sự điều hòa của hệ hormon sinh dục nữ, hàm lượng hormon tiết ra nhiều hay ít đều có ảnh hưởng đến tính dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt. Do đó sự bất ổn của chu kỳ kinh nguyệt cũng phản ánh các vấn đề liên quan đến nơi tiết ra hormon, chính là tuyến yên ở vùng dưới đồi.

  Ngoài ra, hoạt động của tuyến giáp cũng có tác động đến sự cân bằng hormon sinh dục nữ, cụ thể như mắc một số bệnh sau đây thì chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên bị xáo trộn.

   Cường giáp, suy giáp.

   Suy giảm chức năng tuyến yên.

   Khối u tuyến yên hoặc tuyến giáp.

   Sử dụng thuốc tây trong thời gian dài.

  3. Các thời kỳ của chu kỳ kinh nguyệt

  Một chu kỳ kinh nguyệt cơ bản gồm có 3 thời kỳ:

  + Thời kỳ hành kinh

  Là thời gian âm đạo xuất huyết, còn được gọi là ngày “đèn đỏ”, ngày “con gái”, … thường sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày, tối đa là 7 ngày. Nếu quá 7 ngày thì được xem là bệnh.

  Các tín hiệu báo động cho ngày “đèn đỏ” sắp tới là: đau lâm râm bụng dưới, mỏi lưng, căng tức ngực, buồn nôn, nhức đầu, ….

  + Thời kỳ rụng trứng

  Ngày rụng trứng thường kéo dài khoảng 2 - 3 ngày và cách ngày hành kinh khoảng 10 – 15 ngày tùy vào độ dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt ở từng người.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính ngày rụng trứng chính xác

Cách tính ngày rụng trứng chính xác nhất

  Chu kỳ kinh nguyệt có 1 lần trứng rụng và lặp lại hàng tháng, trong mỗi lần rụng có thể là 1 hoặc 2 trứng tùy cơ địa từng người.

  Các dấu hiệu cho thấy đến ngày rụng trứng như: đau nặng bụng dưới (cơn đau nhẹ không liên tục), thân nhiệt tăng nhẹ, mỏi thắt lưng, huyết trắng ra nhiều hơn bình thường. Nếu quan hệ tình dục không bảo vệ trong những ngày này thì khả năng có thai là rất cao.

  + Thời kỳ an toàn

  Có 2 khoảng an toàn trong một chu kỳ kinh nguyệt, đây là khoảng thời gian từ ngày hành kinh cuối cùng đến ngày đầu thời kỳ rụng trứng và sau ngày rụng trứng đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Vì sao gọi đây là thời kỳ an toàn?

  Bởi vào thời kỳ này, trứng chưa rụng (vừa kết thúc kinh nguyệt) và trứng đã thoái hóa, cơ thể sắp sửa cho một vòng kinh tiếp theo nên nếu có quan hệ tình dục không an toàn thì khả năng có thai là cực thấp.

Cách tính ngày rụng trứng chính xác

  Với những bạn nữ có vòng kinh đều đặn sẽ dễ xác định ngày rụng trứng hơn và khả năng điều khiển mang thai theo ý muốn chính xác hơn.

  Ví dụ vòng kinh của bạn khoảng 28 – 30 ngày thì ngày rụng trứng sẽ rơi vào khoảng giữa chu kỳ, tức khoảng ngày 14 – 15 tính từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh.

  Các chị em thường dùng cách tính ngày rụng trứng để tăng khả năng thụ thai hoặc tránh thai tự nhiên mà không cần dùng đến biện pháp nào.

  Nhưng, không phải ai cũng có thể tính chính xác ngày rụng trứng, nguyên do là bởi quá trình điều hòa kinh nguyệt rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì khó xác định được ngày nào an toàn và không an toàn.

  1. Cách tính ngày rụng trứng để tăng tỉ lệ đậu thai

 

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính ngày rụng trứng chính xác

Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai có hiệu quả không?

  Nếu không thể dựa vào chu kỳ kinh nguyệt để tính ngày rụng trứng thì bạn có thể “lắng nghe” cơ thể mình lên tiếng. Đó là căn cứ vào các thay đổi của cơ thể như:

   Khí hư ra nhiều.

   Đau nặng bụng dưới từng hồi.

   Đau mỏi thắt lưng.

   Thân nhiệt tăng, tâm trạng dễ cáu gắt, thay đổi thất thường.

  Khi nhận thấy những biểu hiện này bạn nên chủ động sinh hoạt tình dục đều đặn mỗi ngày để tăng khả năng mang thai.

  2. Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai an toàn

  Dựa vào cách tính ngày rụng trứng để tránh thai là biện pháp khá mạo hiểm, hiệu quả tránh thai thường chỉ đạt một nửa. Do đó, bạn nên tìm đến những cách tránh thai an toàn hơn.

   Dùng bao cao su: hiệu quả tránh thai tuyệt đối và ngăn ngừa cả bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (nếu dùng đúng cách).

   Đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai: hiệu quả tránh thai trên 98%, phát huy tác dụng tránh thai ngay lập tức, tuy nhiên không ngừa được bệnh truyền nhiễm.

   Dùng thuốc tránh thai hằng ngày: hiệu quả tránh thai cao nhưng gây nhiều tác dụng phụ và các chị em thường dễ quên.

  Vì cơ địa từng người khác nhau nên lựa chọn cách tránh thai cũng cần phù hợp. Điều này chỉ có qua thăm khám và được bác sĩ tư vấn mới biết được.

Những lưu ý về chu kỳ kinh nguyệt

  Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý thiết yếu ở nữ giới, nó rất quan trọng trong việc nhận biết tình trạng sức khỏe của bạn. Thay vì cảm thấy chu kỳ kinh nguyệt rất phiền phức thì bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh để chung sống hòa bình với "nàng nguyệt sang" của mình.

  Vào ngày hành kinh bạn nên:

   Hạn chế vận động mạnh và làm những công việc mệt nhọc.

   Thường thay băng lót vệ sinh (tốt nhất là không quá 6 tiếng/lần), chú ý tránh dùng băng vệ sinh dạng tampon.

   Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là chất sắt giúp cơ thể sản sinh ra máu bù đắp phần mất đi.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính ngày rụng trứng chính xác

Những bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt cần chú ý

   Uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả chứa vitamin C giúp tăng cường đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa.

   Giữ vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa, không quan hệ tình dục.

  Tập thể thao nhẹ nhàng giúp điều hòa lưu thông máu huyết.

  Chọn lựa những thực phẩm tốt cho con gái như nước dừa, đu đủ, sữa chua, rau cần, diếp cá, trà gừng, v.v... để giảm triệu chứng ngày hành kinh.

   Ngủ đủ giấc, không thức khuya, không để tâm trạng căng thẳng.

  Các biểu hiện bất thường của kinh nguyệt:

  Khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình bất thường bạn cần chú ý và liên hệ bác sĩ ngay để kịp thời khắc phục những vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Ngoài ra, các trường hợp kinh nguyệt ra ít, ra nhiều, mất kinh trong nhiều tháng, hoặc một tháng có trên 1 lần hành kinh thì cũng nên liên hệ bác sĩ để thăm khám.

  Màu sắc: bình thường kinh nguyệt có màu đỏ sẫm, khi bất thường sẽ có màu hồng sữa, màu nâu, màu đen. Kinh nguyệt có màu bất thường là cảnh báo của những căn bệnh nguy hiểm ở nữ giới như viêm nhiễm, lạc nội mạc tử cung, bệnh ung thư, v.v...

   Mùi: kinh nguyệt bình thường không có mùi hoặc mùi tanh nhẹ. Khi mang bệnh, máu kinh thường có mùi chua, mùi hôi khó chịu.

   Kinh nguyệt xuất hiện cục thịt hoặc cục máu đông: có thể do bệnh nếu xuất hiện liên tiếp ở 2 chu kỳ.

Địa chỉ khám phụ khoa chất lượng uy tín tại TPHCM

  Nếu gặp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, hoặc cần hỗ trợ các biện pháp tránh thai an toàn, bạn có thể tìm đến phòng khám đa khoa TPHCM. Đây là một trong những địa chỉ uy tín và chất lượng trong việc:

   Khám chữa các bệnh phụ khoa, bao gồm cả bệnh liên quan đến rối loạn kinh nguyệt

   Khám và điều trị vô sinh ở cả nam và nữ

  Tư vấn các biện pháp tránh thai an toàn

   Các dịch vụ chăm sóc sản phụ khoa khác

  Các ưu điểm của phòng khám đa khoa TPHCM:

   Có hệ thống thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất khang trang.

  Có đội ngũ bác sĩ vững chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn.

  Dịch vụ y tế toàn diện.

  Thời gian khám chữa bệnh linh hoạt.

   Phong cách phục vụ chuyên nghiệp, lịch sự.

  Trên đây là những thông tin giải đáp chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính ngày rụng trứng chính xác. Nếu bạn muỗn biết thêm về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại phòng khám chúng tôi, mời bạn liên hệ với chuyên gia qua Khung Chat bên dưới.

       Chúc bạn sức khỏe!

  

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường