tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 04-03-2020 Lượt xem : 1893

        Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai là điều vô cùng quan trọng và cần thực hiện ngay khi bạn phát hiện mình nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh. Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai giúp tránh nguy cơ xảy thai, bảo vệ trẻ khỏi những dị tật bẩm sinh do lây nhiễm giang mai gây ra và đồng thời bảo vệ tính mạng người mẹ.

Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai như thế nào?

        Để điều trị giang mai, người ta chủ yếu dùng thuốc kháng sinh, có nhiều loại thuốc kháng sinh là “ứng cử viên” đắt giá cho căn bệnh này, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì chỉ có thể sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin là an toàn nhất, đồng thời cũng đem lại hiệu quả tốt nhất, từng ghi nhận thành công ở nhiều ca bệnh.

        Việc điều trị giang mai ở phụ nữ có thai bằng Penicillin có thể gây ra một số phản ứng tạm thời như nóng sốt, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu. Tuy nhiên chưa có loại thuốc nào an toàn hơn để có thể thay thế Penicillin để điều trị cho thai phụ, nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng vì các triệu chứng này chỉ tạm thời xuất hiện khoảng 24 – 36 giờ là sẽ biến mất.

        Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai được chia thành 2 trường hợp là dị ứng và không dị ứng.

        1. Trường hợp không bị dị ứng

        Với những thai phụ không bị dị ứng thuốc Penicillin sẽ được điều trị theo mức độ nhiễm bệnh sau khi bác sĩ đã khám cho cả mẹ và thai nhi. Trường hợp thai nhi đã bị nhiễm giang mai và đã xuất hiện biến chứng thì không thể can thiệp khắc phục nữa, do đó việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng.

        Do bởi thai nhi có thể bị truyền nhiễm giang mai từ mẹ ở bất kì giai đoạn nào trong suốt thai kỳ nên việc khám thai định kỳ có ý nghĩa trong phòng tránh bệnh, cũng như phát hiện được kịp thời.

        2. Trường hợp bị dị ứng với Penicillin

        Khi bị dị ứng với Penicillin nhưng phải điều trị bằng loại thuốc này, thai phụ sẽ được hỗ trợ bằng các loại thuốc đặc trị kết hợp cùng, trước khi điều trị sẽ được test lẩy da xem có bị dị ứng cấp tính hay không. Từ đó đưa ra phương pháp kết hợp tốt nhất.

Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai như thế nào

Penicillin trong điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ có thai

Ảnh hưởng của bệnh giang mai đối với phụ nữ có thai

        Giang mai là căn bệnh truyền nhiễm xã hội nguy hiểm bởi ảnh hưởng của nó, nếu phụ nữ mang thai mắc phải bệnh này còn làm nguy hại đến sức khoẻ của thai nhi, một số tác động nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.

        Đối với phụ nữ mang thai

        Bệnh giang mai làm tăng nguy cơ sảy thai, thai càng lớn thì khi sảy thai sẽ càng nguy hiểm. Bên cạnh đó là các ảnh hưởng của bệnh như làm giảm thị lực, tê liệt thần kinh, viêm màng não, viêm cơ tim co thắt, v.v….

        Bên cạnh ảnh hưởng cá nhân thì thai phụ mắc bệnh giang mai còn có thể lây lan cho người khác, đặc biệt là người chồng của mình. Qua tiếp xúc trên bề mặt da, vi khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể của người lành bệnh rồi nhân rộng và cho biểu hiện bệnh.

        Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai là điều vô cùng cần thiết, hãy luôn theo dõi sức khoẻ, tình trạng thay đổi của da, sự xuất hiện bất thường của các đốm, gờ nổi trên da.

        Đối với thai nhi

        Bệnh giang mai từ người mẹ có thể di truyền cho thai nhi vào bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn thai kỳ. Thai nhỏ có nguy cơ chết lưu, gây nhiễm trùng ổ bụng. Can thiệp điều trị muộn có thể hình thành dị tật hoặc là nguồn cơn của những căn bệnh nguy hiểm về sau.

        Với thai nhi lớn tuổi hơn, vi khuẩn giang mai nhiễm vào cơ thể sẽ gây hại lên tim tạo ra những cơn co thắt và tắc nghẽn lưu thông máu có thể giết chết thai nhi. Ngoài ra còn gây hại cho mắt, tai, gan, tuỷ, xương và da. Thai nhi bị nhiễm giang mai sau khi sinh ra có thể bị câm, điếc, mù loà, nhẹ cân, tổn thương tim và khả năng sống sót thấp.

        Ảnh hưởng của bệnh giang mai đối với thai nhi là rất lớn nên điều trị giang mai ở phụ nữ có thai cần phải thực sự kiên trì, tuân thủ chỉ định của bác sĩ, quan trọng nhất vẫn là sớm phát hiện ra bệnh để can thiệp ngay lập tức.

Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai như thế nào

Điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ có thai giúp bé yêu tránh khỏi dị tật bẩm sinh

Phòng tránh tái nhiễm giang mai như thế nào

        Bệnh giang mai là bệnh có thể chữa khỏi, tuy nhiên sau khi khỏi bệnh bạn vẫn có khả năng nhiễm lại. Nguồn lây nhiễm bệnh giang mai thường là:

        + Quan hệ tình dục

        + Tiếp xúc vết thương hở, máu, dụng cụ y tế, vật dụng cá nhân

        Đi đôi với công tác điều trị giang mai ở phụ nữ có thai, công tác phòng tránh cũng rất quan trọng và để tránh nguy cơ bị tái nhiễm, bạn cần:.

        + Điều trị đồng thời cho chồng của bạn.

        + Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, chú ý chỉ quan hệ khi cả hai người đã cùng khỏi bệnh. Nên nhớ bao cao su không thể giúp bạn phòng tránh những sang thương ở những vị trí không được che chắn bởi bao cao su, điều đó có nghĩa vết bệnh ở vùng mông, đùi hay bất cứ vị trí khác đều có khả năng lây lan.

        + Khám thai định kỳ, đặc biệt là 18 tuần đầu tiên, đồng thời xét nghiệm máu ít nhất 3 lần trong thai kỳ.

        + Quan hệ tình dục chung thuỷ với 1 người.

        Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về bệnh giang mai hoặc có những biểu hiện bất thường nghi ngờ mắc bệnh giang mai thì có thể liên hệ với chuyên gia chúng tôi qua Khung Chat bên dưới để nhận được giải đáp cũng như hướng dẫn khắc phục sớm.

        Chúc bạn sức khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường