tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 16-07-2021 Lượt xem : 1232

  Hình ảnh khoang miệng bình thường và các bệnh khoang miệng là thông tin bạn đọc cần biết để hiểu hơn về cấu trúc của khoang miệng, từ đó biết cách phòng tránh hay sớm phát hiện các vấn đề bất thường ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

HÌNH ẢNH KHOANG MIỆNG BÌNH THƯỜNG

  Khoang miệng là phần đầu của hệ thống tiêu hóa bao gồm nhiều bộ phận như: răng, môi, lưỡi, vòm miệng, niêm mạc miệng, tuyến nước bọt,… Phía trước miệng chính là môi và răng.

  Phần trên miệng – vòm cung lõm ở trên được tổ chức bởi đáy xương hàm trên (với thêm phần mềm kéo dài về phía sau). Đáy miệng bao gồm sàn miệng được gắn cố định với lưỡi. Phần phía sau miệng thông với đường lên chính là lỗ mũi và hai đường xuống gọi là phế quản và thực quản.

  Đôi môi là cấu trúc đặc trưng ở miệng, được tổ chức bởi các sợi cơ rải rác có mô đàn hồi cũng như nhiều dây thần kinh nên đây là một bộ phận rất nhạy cảm. Miệng còn được lót bởi lớp màng nhầy (niêm mạc) chứa các tuyến sản xuất chất dịch hơi dính. Quá trình tiết dịch liên tục của những tuyến này làm cho miệng luôn được ẩm, góp phần hỗ trợ cho hoạt động của những tuyến nước bọt.

  Phía trước miệng chính là vòm miệng cứng hình thành bởi đáy xương hàm, cho phép lưỡi ép một cách chắc chắn, giúp hoạt động pha trộn và làm mềm thức ăn dễ dàng hơn. Vòm miệng mềm phía sau có khả năng phòng tránh thức ăn không bị dẫn lên mũi.

Hình ảnh khoang miệng bình thường và các bệnh khoang miệng

CÁC BỆNH KHOANG MIỆNG THƯỜNG GẶP

  Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày của mỗi người. Khi có triệu chứng bất thường nào ở khoang miệng, người bệnh sẽ bị giảm khả năng ăn uống, giao tiếp. Dưới đây là một số căn bệnh khoang miệng thường gặp.

  Bệnh khoang miệng thường gặp – bệnh viêm loét miệng

  Viêm loét miệng phát triển ở trong khoang miệng với một số vết loét màu trắng, xám có viền đỏ ở xung quanh. Bệnh có thể xuất hiện một hay nhiều nốt viêm và không lây lan.

  Trong không ít trường hợp, không biết rõ tác nhân gây ra bệnh tuy vậy đa số vết viêm nhiễm loét miệng đều xuất phát từ tổn thương ở mô mềm trong khoang miệng.

  Căn bệnh này có khả năng tự khỏi trong 1 tới 2 tuần. Chúng dẫn tới đau, khó chịu khi nói chuyện, ăn uống. Bạn có thểm làm giảm đau bằng các dòng thuốc gây tê tại chỗ có bán ngoài hiệu thuốc hay sử dụng những loại nước xúc miệng chống khuẩn.

  Các thực phẩm có chứa tính axit, đồ ăn cay, mặn, nước hoa quả có khả năng làm vết viêm loét thêm trầm trọng hơn.

  Bạch sản niêm mạc

  Một căn bệnh khác cũng xuất hiện nhiều ở khoang miệng chính là bạch sản niêm mạc. Bạch sản niêm mạc là hiện tượng phát triển một cách quá mức của tế bào, gây ra các mảng sần sùi chứa những mô ngả màu hơi trắng.

  Chúng có khả năng phát triển ở bất kỳ đâu trong khoang miệng. Những mảng mụn này không dẫn tới đau và không truyền nhiễm. Chúng có thể được hình thành từ sự kích ứng với hàm răng giả chưa thích hợp hay thói quen nhai trên phần má trong (tóp má). Bệnh cũng xảy ra với người có thói quen hút thuốc lá.

  Việc chữa bắt đầu bằng việc xác định nguyên nhân dẫn tới kích ứng. khi vật gây nên kích ứng đã được loại bỏ, chẳng hạn như bỏ thuốc lá, thì một số mảng mụn sẽ tự động biến mất.

  Đôi khi, bệnh bạch sản niêm mạc xuất hiện cùng với căn bệnh ung thư miệng. Bởi vậy bạn cần đi thăm khám bác sĩ lúc nhận thấy các mảng mụn này phát triển. Bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra sinh thiết nếu xuất hiện những nốt mụn đáng nghi.

  Nhiễm nấm candida

  Một căn bệnh khoang miệng khác chính là nhiễm nấm candida, hoặc còn gọi là nhiễm trùng miệng, là một dạng nhiễm khuẩn dạng men phát triển trên mô mềm và ẩm bên trong khoang miệng.

Hình ảnh khoang miệng bình thường và các bệnh khoang miệng

Nhiễm nấm candida ở khoang miệng

  Chúng xuất hiện với những mảng trơn, có màu trắng trên nền đỏ, có thể dẫn tới đau cũng như chảy máu. Bệnh nhiễm nấm candida thường phát triển đặc thù nhanh lúc hệ thống miễn dịch suy giảm.

  Những đối tượng có thể trạng yếu, người già, trẻ em và một số người có bệnh toàn thân như bệnh tiểu đường thường có rủi ro nhiễm bệnh nấm candida cao.

  Một số dòng thuốc như steroids hoặc trị liệu ung thư có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Bên cạnh đó, một số dòng kháng sinh cũng làm tăng tỉ lệ nấm phát triển vì chúng làm thay đổi sự cân bằng vi khuẩn trong miệng.

  Việc chữa trị sẽ bao gồm kiểm soát điều kiện dẫn đến sự bùng phát nấm. Vì bệnh nhiễm nấm candida phổ biến ở những người có đeo hàm giả nên việc cần thiết là phải vệ sinh hàm giả hàng ngày thật kĩ lượng. Tháo hàm giả vào ban đêm cũng giúp những mô nâng đỡ hàm giả được hồi phục.

  Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn phát hiện ra triệu chứng nhiễm nấm candida. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp để điều trị, bao gồm cả việc sử dụng thuốc kháng nấm.

  Trên đây là những hình ảnh khoang miệng bình thường và các bệnh khoang miệng thường gặp. Nếu như có bất kì triệu chứng nào của các bệnh lý kể trên, đừng chủ quan, hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để được tư vấn cách xử lý phù hợp khi nhấn vào KHUNG CHAT bên dưới đây.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường