tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 18-03-2021 Lượt xem : 422

  Hình ảnh nổi mề đay khắp người là những biểu hiện của bệnh giúp bạn dễ dàng nhận biết và sớm phát hiện. Từ đó mau chóng đi thăm khám, xác định mức độ tổn thương và có hướng điều trị hợp lý.

NỔI MỀ ĐAY KHẮP NGƯỜI LÀ BỆNH GÌ?

  Nổi mề đay khắp người là một bệnh lý ngoài da, đặc trưng bởi sự xuất hiện nhanh những vùng phồng rộp, phù nề với đa dạng về hình dạng và kích thước, chúng thường có quầng đỏ bao quanh. Người bệnh khi nổi mề đay khắp người thường cảm thấy ngứa, nóng rát, châm chích và những biểu hiện này thường sẽ tự hết trong khoảng 24 giờ. Tuy nhiên, đôi khi biểu hiện bệnh kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn.

  Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị nổi mề đay khắp người. Những người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị phản ứng với nhiều tác nhân gây dị ứng khác nhau và có thể gặp tình trạng này thường xuyên.

  Phân loại mề đay:

  Dựa vào thời gian tồn tại những triệu chứng mà nổi mề đay khắp người được chia thành:

  Mề đay cấp tính: thời gian triệu chứng kéo dài dưới 6 tuần, thường sẽ biến mất sau vài giờ đến vài ngày.

  Mề đay mạn tính: các triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần, những tổn thương trên da xuất hiện hàng ngày hay tái phát theo từng đợt.

NGUYÊN NHÂN NỔI MỀ ĐAY KHẮP NGƯỜI LÀ GÌ?

  Những chất gây dị ứng là tác nhân gây ra tình trạng này. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng lại bằng việc giải phóng hàng loạt những hoạt chất, trong đó có histamin. Histamin là hoạt chất được tạo ra từ các tế bào mast và các tế bào miễn dịch khác (như bạch cầu ái kiềm, bạch cầu toan ái…) để loại bỏ tác động từ những tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, cơ thể lại phản ứng lại với chất histamin này bằng cách tạo ra phản ứng dị ứng, gây ra nổi mề đay khắp người và sưng.

Hình ảnh nổi mề đay khắp người

Lông thú cưng là nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay

  Vì vậy, những nguyên nhân nổi mề đay khắp người gồm:

  Các dị nguyên trong không khí như lông động vật, phấn hoa từ cây cối hay bào tử nấm.

  ■ Nhiễm trùng do vi khuẩn như tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm họng do liên cầu khuẩn.

  ■ Dị ứng với các thực phẩm như hải sản, sữa, đậu phộng, trứng,...

  ■ Bị côn trùng đốt.

  ■ Dị ứng với thuốc, như codeine, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc trị tăng huyết áp (nhất là những thuốc ức chế men chuyển).

  ■ Thân nhiệt thay đổi bởi nhiệt độ xung quanh lạnh hay nóng hơn bình thường hay sau khi hoạt động thể chất.

  ■ Dị ứng với những chất liệu khác nhau, như dị ứng với cao su hay các chất tẩy rửa.

  ■ Nội tiết tố thay đổi như khi dậy thì, mang thai, mãn kinh hay mắc bệnh về tuyến giáp.

  ■ Mắc các căn bệnh tự miễn.

  Tình trạng mề đây mạn tính thường không xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này.

HÌNH ẢNH NỔI MỀ ĐÂY KHẮP NGƯỜI

  Nổi mề đay khắp người sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy vào từng trường hợp và cơ địa mỗi người. Các biểu bệnh nổi mề đay có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, rồi lan rộng khắp người, bao gồm:

  ■ Có những nốt hay mảng sần, phồng rộp, màu đỏ sưng lên trên bề mặt da.

  ■ Điểm giữa những mảng mề đay chuyển sang màu trắng lúc dùng tay nhấn vào.

  ■ Có cảm giác ngứa và khó chịu trên da.

  ■ Phù mạch (sưng nề vùng hạ bì hay những lớp bên dưới da).

  ■ Mề đay có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, có thể nhỏ hay lớn, có khi hình cung, hình tròn hoặc những mảng lớn trông như bản đồ.

Hình ảnh nổi mề đay khắp người

Hình ảnh nổi mề đay khắp người

  Những triệu chứng khi nổi mề đay khắp người thường không quá nghiêm trọng, thế nhưng khiến người bệnh vô cùng khó chịu bởi sự ngứa ngáy, ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc cũng như học tập thường ngày.

CHỮA TRỊ NỔI MỀ ĐAY KHẮP NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?

  Khi bị nổi mề đay khắp người, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu dưới đây:

  Các triệu chứng nổi mề đay khắp người không cải thiện sau 2 ngày.

  ► Ba mẹ cảm thấy lo lắng về tình trạng nổi mề đay khắp người của con.

  ► Các mảng mày đay ngày càng nghiêm trọng.

  ► Mề đay tái phát liên tục (có thể do người bệnh dị ứng với một tác nhân nào đó).

  ► Cơ thể mệt mỏi, hơi sốt.

  ► Có dấu hiệu sưng phù ở dưới da (bị phù mạch).

  Bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện lâm sàng nhìn thấy và bệnh sử của người bệnh cũng như tìm hiểu xem bạn có tiếp xúc với những tác nhân lạ gần đây hay không. Đồng thời cũng xem xét hiện tượng dị ứng liên quan tới những bệnh lý khác như viêm mạch dị ứng, bệnh chàm, hen phế quản…

  Nếu chỉ bị nổi mề đay nhẹ, bạn có thể không phải điều trị mà cứ để chúng tự hết. Khi biết được những tác nhân hoặc yếu tố làm cho các triệu chứng nặng thêm, bạn cần tránh việc tiếp xúc hay loại bỏ chúng ngay. Chẳng hạn việc ngưng dùng thuốc hay ăn những thực phẩm khiến mề đay xuất hiện, thay đổi nơi ở hay công việc nếu ở đó có các dị nguyên gây nổi mề đay khắp người, tránh để nhiệt độ cơ thể thay đổi quá đột ngột, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời…

  Để điều trị triệu chứng nổi mề đay, bác sĩ thường chỉ định những loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng như corticosteroid, adrenaline, thuốc kháng histamin,... Trường hợp bệnh mạn tính, người bệnh có thể phải dùng thêm một số loại thuốc cần thiết khác.

  Trên đây là những hình ảnh mề đay nổi khắp người. Nếu bạn không may mắc bệnh, và các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, hãy đến Phòng khám Da liễu Nam Việt để các bác sĩ tại đây kiểm tra và tìm ra hướng điều trị tốt nhất cũng như phù hợp nhất với tình trạng của bạn.

  Bạn có thể nhấn vào KHUNG CHAT bên dưới để được tư vấn các thông tin bệnh lý hay đặt lịch khám online để được hưởng nhiều ưu đãi.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường