tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 25-11-2021 Lượt xem : 341

  Hình ảnh xương mu ở nam và nữ giúp bạn đọc hiểu hơn về cấu tạo cũng như vị trí của xương mu. Bên cạnh đó, chứng đau xương mu là tình trạng khá nhiều người gặp phải, bạn không nên chủ quan xem thường.

HÌNH ẢNH XƯƠNG MU Ở NAM VÀ NỮ

  Hình ảnh xương mu ở nam và nữ chính là phần nhô cao nằm ngoài bộ phận sinh dục. Bên trên khung cương mu chính là phần mô mỡ tích tụ dưới da.

  Độ cao của xương mu ở mỗi người sẽ khác nhau, điều này phụ thuộc vào độ dày của lớp mỡ bên dưới da. Sự phát triển của phần xương này liên quan đến sự phát triển ở tuổi dậy thì.

  Xương mu cũng chính là một phần của xương chậu. Theo giải phẫu học, khớp xương mu tiếp nối với xương chậu bằng việc kết hợp với hai trong số những xương chính của nó và được hình thành từ bao khớp, dịch khớp, sụn và xương mu.

  Vùng xương mu này là khu vực có số lượng lớn các dây thần kinh nên bạn có thể cảm nhận được các kích thích từ bên ngoài tác động vào.

Hình ảnh xương mu ở nam và nữ

Hình ảnh xương mu ở nam và nữ

TÌNH TRẠNG ĐAU XƯƠNG MU Ở NAM VÀ NỮ

  Bên cạnh hình ảnh xương mu ở nam và nữ thì tình trạng đau xương mu cùng các biểu hiện của nó cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.

  Đau xương mu xảy ra khi xương mu hay các mô xung quanh nó bị viêm và đau. Cơn đau xương mu thường có mối liên quan tới các biến chứng từ phẫu thuật, phổ biến hơn cả ở các vận động viên. Việc chẩn đoán sớm bệnh đau xương mu rất cần thiết để giảm áp lực lên xương mu.

  Bên cạnh đó, đau xương mu cũng có thể do sự rối loạn chức năng xương mu trong thời gian mang thai. Khoảng cách giữa các xương chậu dưới sự tác động của hormone sẽ rộng ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Hơn nữa, tình trạng nhiễm trùng xương chậu và tăng huyết áp cũng dẫn tới đau xương mu.

  Triệu chứng của bệnh đau xương mu như thế nào?

  Triệu chứng điển hình của chứng đau xương mu là phần khớp háng và trước xương chậu bị đau. Do đó mà việc chẩn đoán đau xương mu dễ bị nhầm lẫn với căng cơ háng hay đau háng.

  Triệu chứng đau thường xuất hiện ở giữa xương chậu trước, có thể gây khó chịu hơn ở một bên. Một số triệu chứng khác xuất hiện như yếu hay đi khập khiễng.

  Bên cạnh đó, đau xương mu đôi khi còn bị nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng xương do những triệu chứng tương đồng. Việc phân biệt có thể dựa trên hình ảnh cụ thể hay được phát hiện ở trong phòng thí nghiệm.

  Các biểu hiện ban đầu của bệnh có thể nhẹ, nhưng sẽ nặng hơn khi người bệnh hoạt động. Bạn có thể gặp một số tình trạng dưới đây nếu bạn bị đau xương mu:

  ■ Đau bụng dưới.

  ■ Chạm vào xương chậu có cảm giác đau.

  ■ Đau khi hắt hơi, khi ho và khi sử dụng cơ thắt lưng.

  ■ Di chuyển kém linh hoạt.

  ■ Khi đi bộ, hay khi đứng dậy có thể nghe thấy tiếng lách cách.

  ■ Sốt, ớn lạnh.

Hình ảnh xương mu ở nam và nữ

Phụ nữ mang thai dễ bị đau xương mu

  Trong giai đoạn tiến triển của bệnh đau xương mu, dáng đi có thay đổi bất thường. Vì nhiều triệu chứng của bệnh cũng tương tự như chứng đau thắt lưng hay thoát vị, nên điều cần thiết là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

ĐIỀU TRỊ ĐAU XƯƠNG MU Ở NAM VÀ NỮ NHƯ THẾ NÀO?

  Việc điều trị đau xương mu ở nam và nữ có thể kéo dài đến vài tháng hay lâu hơn để đạt được hiệu quả hoàn toàn. Nhiều trường hợp thực hiện tiêm cortisone điều trị đau xương mu nhưng hiệu quả mang lại còn hạn chế.

  Trong khi việc phẫu thuật lại không phải là cách chữa trị tiêu chuẩn, kể cả đối với những bệnh nhân đã mất nhiều thời gian điều trị bằng các phương pháp dưới đây.

  Nghỉ ngơi: việc nghỉ ngơi sẽ làm giảm bớt tình trạng đau xương mu. Đây thường là biện pháp duy nhất để giảm đau. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, việc sử dụng gậy hay nạng cũng hữu ích.

  ➥ Thuốc chống viêm: thuốc chống viêm không kê đơn khôn steroid thường được kê đơn để giảm đau nói chung và giảm thiểu cơn đau xương mu nói riêng.

  ➥ Chườm nóng và chườm lạnh: phương pháp này thường được sử dụng để chữa trị chứng viêm.

  ➥ Vật lý trị liệu: biện pháp này thường hữu ích trong điều trị chứng đau xương mu. Các nhà vật lý trị liệu có nhiều cách khác nhau để giúp lấy lại khả năng vận động, giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động như trước lúc bị chấn thương.

  Trên đây là những chia sẻ vè hình ảnh xương mu ở nam và nữ, cũng như tình trạng đau xương mu. Hi vọng những thông tin vừa được cung cấp đã trang bị thêm những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

  Nếu bạn gặp bất kì vấn đề sức khỏe nào như bị đau xương mu, tuyệt đối không nên chủ quan. Tốt hơn hết, bạn hãy liên hệ các chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn thông qua BẢNG CHAT bên dưới hoặc gọi đến HOTLINE.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường