Loét da đầu: Nguyên nhân và Cách chữa trị
Loét da đầu có Nguyên nhân và Cách chữa trị nào sẽ được các chuyên gia Da liễu Nam Việt thông tin cụ thể đến bạn đọc qua bài viết sau. Tình trạng này nếu không sớm được khắc phục sẽ gây mất thẩm mỹ, tiến triển nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
LOÉT DA ĐẦU DO NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA
Khác với các bệnh lý về da đầu khác như rụng tóc, gàu, nấm,… thì hiện tượng loét da đầu thường không quá phổ biến. Điều này khiến bệnh nhân lầm tưởng và chủ quan về hiện tượng này. Có nhiều nguyên nhân gây loét da đầu, bao gồm
Viêm nang tóc
Khi các nang tóc bị vi khuẩn, vi rút hay nấm xâm nhập gây viêm nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng viêm nang tóc, nặng gây loét da đầu.
Người bị viêm nang tóc sẽ có các biểu hiện như: chân tóc nổi vết sưng đỏ giống như mụn nhọt, có vảy có thể gây đau hoặc không và ngứa ngáy dữ dội. Người bệnh thường có thói quen gãi da đầu gây trợt da, lở loét da đầu. Nếu không kịp thời được điều trị, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng như hói da đầu, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ thậm chí là suy nhược thần kinh.
Đối tượng có nguy cơ khả năng bị viêm nang tóc là những người cạo hay nhổ tóc, người có thói quen sờ hoặc gãi da đầu thường xuyên, đội mũ quá kín hay quá lâu làm da đầu bí bách, đổ mồ hôi, để tóc còn ướt ngủ qua đêm,…
Thông thường, ở giai đoạn đầu khi mới khởi phát bệnh, viêm nang tóc sẽ tự khỏi nếu người bệnh chăm sóc vết loét trên da đầu đúng cách. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp làm thuyên giảm triệu chứng như đắp khăn ấm lên da đầu để giảm đau, ngứa hay sử dụng thuốc mỡ bôi làm dịu da.
Hắc lào
Hắc lào là căn bệnh nhiễm nấm khá phổ biến. Nó có thể khởi phát tại bất kỳ bộ nào trên cơ thể, trong đó có cả da đầu. Dấu hiệu nhận biết hắc lào là những vết đỏ hình tròn hay hình vòng cung, có vảy và cảm giác ngứa rát khó chịu.
Hắc lào là một trong những nguyên nhân gây loét da đầu
Người bệnh thường bị ngứa nên đưa tay lên đầu gãi ngứa, làm sứt da. Nếu không kịp thời được điều trị, chúng sẽ tiến triển thành các vết loét và lây lan ra nhiều điểm khác nhau trên da đầu, dẫn đến nhiều phiền toái cho người bệnh.
Bệnh hắc lào có thể lây từ người sang người, thậm chí là từ động vật sang người. Đặc biệt ở trong môi trường ẩm ướt như hồ bơi sẽ là điều kiện khiến hắc lào lây lan nhanh hơn. Vì vậy để tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh, bạn không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân liên quan đến da. Ngoài ra, sau khi tiếp xúc với vật nuôi phải rửa tay sạch sẽ để diệt khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như bị loét da đầu.
Vảy nến
Bệnh vẩy nến là hiện tượng cơ thể thay thế các tế bào da với tốc độ nhanh gấp nhiều lần bình thường, làm các mảng da khô, da đỏ và có vảy. Các mảng này có thể xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên cơ thể, bao gồm cả da đầu. Theo ước tính, trong 100 người bị vảy nến thì có tới 50 người bị trên vùng da đầu
Những người bị bệnh vẩy nến trên da đầu có thể bị ngứa, da đầu bong tróc giống như gàu . Gãi nhiều có thể gây ra vảy, lở loét da đầu, chảy máu và rụng tóc tạm thời.
Chốc lở
Chốc lở là căn bệnh liên quan đến nhiễm trùng da xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây chốc lở là bởi sự xâm nhập của vi khuẩn vào các vết thương hở.
Bệnh thường khởi phát ở da mặt, nhất là các vùng da quanh mũi và quanh miệng, thế nhưng đôi khi nó cũng có thể xuất hiện ở da đầu. Biểu hiện của da đầu khi bị chốc lở là xuất hiện các vết loét đỏ và mụn nước, dễ bị vỡ ra để lại lớp vỏ màu vàng nâu vàđóng vảy khiến người bệnh bệnh nhân đau đớn và ngứa ngáy không thôi.
Việc điều trị bệnh từ giai đoạn sớm rất quan trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống hoặc tại chỗ để giúp: ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, hạn chế nguy cơ lây lan, làm giảm các biến chứng.
Bệnh chốc lở với biểu hiện nghiêm trọng
LOÉT DA ĐẦU PHẢI LÀM SAO?
Loét da đầu thường sẽ khô lại nhanh chóng, đóng vảy, bong tróc vảy rồi da sẽ trở lại bình thường. Nhưng trong một số trường hợp loét tiến triển nặng, nhiễm trùng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không thăm khám kịp thời. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ khi vét da đầu có các biểu hiện như:
✎ Nếu đã thử sử dụng bôi thuốc kết hợp với các loại dầu gội dược liệu chuyên biệt theo kê toa của bác sĩ trong vài tuần nhưng những triệu chứng bệnh vẫn không thuyên giảm.
✎ Hiện tượng đau và ngứa ở vùng đầu bị loét tăng lên.
✎ Có triệu chứng phát sốt.
✎ Mảng loét da đầu bị sưng tấy và chảy dịch.
✎ Sau khi bỏng tróc vảy, vết loét da đầu tiếp tục tái phát.
Muốn điều trị vết loét da đầu hiệu quả, bệnh nhân cần dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh. Như đã thông tin ở trên, loét da đầu do các bệnh lý viêm nhiễm về da gây ra như hắc lào, vảy nến, chốc lở,… Chữa loét da đầu bằng cách loại bỏ tận gốc những nguyên nhân gây bệnh – đây là phương pháp điều trị mang lại kết quả tốt nhất.
Khi loét da đầu ngày càng nặng hơn, người bệnh sẽ cần đến sự can thiệp của thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm dạng bôi. Để chọn được những loại thuốc bôi phù hợp và hiệu quả, người bệnh cần thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ da liễu uy tín. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng kết hợp các loại dầu gội dược liệu đặc trị giúp vừa cải thiện nhanh chóng tình trạng loét da da đầu, vừa giúp nuôi dưỡng những nang tóc giúp tóc nhanh khỏe trở lại.
Trên đây là các thông tin về hiện tượng loét da đầu có nguyên nhân và cách chữa trị nào. Loét da đầu thường lâu lành và khó khăn khi điều trị hơn so với tình trạng loét da thông thường bởi chúng khó phát hiện. Do đó, nhằm tránh những biến chứng xấu do loét da đầu gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn hãy sớm đi kiểm tra và điều trị bệnh tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.
Bạn cũng có thể gửi các thắc mắc của mình vào KHUNG CHAT dưới đây để được các chuyên gia giải đáp khi có câu hỏi về những bệnh lý liên quan.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 6285 7515
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại