Nổi chấm đỏ dưới da ở chân không ngứa là bị gì? Cách trị
Nổi chấm đỏ dưới da ở chân không ngứa là bị gì và Cách trị thế nào để đảm bảo an toàn sức khỏe? Nổi chấm đỏ bất thường trên da có thể do ảnh hưởng của thời tiết hoặc do các vấn đề bệnh lý gây nên, bạn cần chú ý.
NỔI CHẤM ĐỎ DƯỚI DA Ở CHÂN KHÔNG NGỨA LÀ BỊ GÌ?
Nổi chấm đỏ dưới da ở chân không ngứa là những triệu chứng lành tính. Thế nhưng, bạn cũng không nên chủ quan khi tình trạng này kéo dài, xuất hiện theo chu kỳ. Hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân một cách sớm nhất có thể để có hướng giải quyết phù hợp, an toàn.
Thông thường, nổi chấm đỏ dưới da chân không ngứa chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây.
Nổi mề đay do thời tiết
Thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa nóng dễ khiến cho da bị dị ứng vì không kịp thích nghi. Khi này, da chân nổi các chấm đỏ, trắng hoặc hồng, thường không gây ngứa ngáy hay khó chịu.
Ngoài ra, một số người sau các hoạt động thể dục thể thao quá mức cũng bị nổi mề đay với biểu hiện là các mảng mẩn đỏ trên da, hay chấm đổ dưới da ở chân. Kèm theo đó có thể kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, cảm thấy khô, khát nước.
Viêm mao mạch dị ứng
Viêm mao mạch dị ứng sẽ gây ra các tổn thương trên da với biểu hiện xuất hiện những chấm đỏ dưới da ở chân và lan ra toàn cơ thể. Tuy chấm đỏ này không gây ngứa nhưng có thể dẫn đến phù da nếu chuyển sang giai đoạn nặng. Bên cạnh đó, còn có thể xuất hiện thêm những triệu chứng khác như buồn nôn, đau khớp, rối loạn tiêu hóa…
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ sẽ gây ra những chấm đỏ dưới da ở chân nhưng không ngứa. Người mắc bệnh sẽ xuất hiện kèm một số triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, đau khớp, ở phụ nữ có thể bị rối loạn kinh nguyệt…
Nổi chấm đỏ dưới da ở chân không ngứa là biểu hiện của nhiều bệnh lý
Sốt phát ban
Trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ lớn các trường hợp bị sốt phát ban. Theo đó, sau khi bị sốt, cả cơ thể, phần tay và chân sẽ nổi các chấm đỏ dưới da nhưng không ngứa. Ngoài ra, có thể xuất hiện thêm những triệu chứng khác như đau cơ, đau bụng, tiêu chảy, đau họng…
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Khi vùng da chân tiếp xúc trực tiếp hay phản ứng với các chất gây dị ứng sẽ dẫn đến hiện tượng bị nổi chấm đỏ dưới da ở chân. Theo đó, làn da sẽ nổi những nốt mẩn đỏ, khô da, có vảy nhưng bề mặt da không ngứa.
Mức độ nổi mẩn đỏ và khô da có nghiêm trọng hay không còn dựa vào số lượng chất kích ứng và thời gian tiếp xúc.
Vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng ban đầu thường xuất hiện ở vùng bụng, ngực, lưng với những mảng lớn tròn đỏ. Tuy nhiên, nếu không xử lý, bệnh có thể lây la ra những vùng da khác như chân, tay và đa phần không gây ngứa. Một số ít có cảm giác ngứa nhẹ thế nhưng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống, sinh hoạt.
Dày sừng nang lông
Nổi chấm đổ dưới da ở chân không ngứa có thể do dày sừng nang lông. Nguyên nhân của căn bệnh này là bởi sự tích tụ quá nhiều Keratin trên bề mặt da, khiến da bị bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, làn da xuất hiện những nốt sần, chấm đỏ nhưng không ngứa.
Ung thư da
Ung thư da có triệu chứng dễ nhận thấy là làn da xuất hiện những chấm đỏ trông rất giống nốt ruồi son và không hề ngứa ngáy. Theo thời gian, mật độ những chấm đỏ này ngày càng nhiều.
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NỔI CHẤM ĐỎ DƯỚI DA Ở CHÂN KHÔNG NGỨA NHƯ THẾ NÀO?
Đa phần những hiện tượng nổi chấm đỏ dưới da ở chân không ngứa đều khá lành tính và sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Thế nhưng, chúng ta cũng không nên chủ quan mà nên theo dõi diễn biến của triệu chứng để có cách xử lý kịp thời. Đặc biệt, trong những trường hợp dưới đây cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và có phương pháp điều trị chuẩn xác:
Bạn nên đi thăm khám trong trường hợp chấm đỏ ở chân ngày càng nghiêm trọng
➥ Vùng da chân nổi chấm đỏ có biểu hiện nhiễm trùng và có mủ.
➥ Mẩn đỏ khô những không thuyên giảm mà lan ra toàn thân.
➥ Ban đầu những chấm mẩn đỏ không ngứa nhưng tự nhiên gâyngứa dữ dội hoặc đau đớn.
➥ Người bệnh sốt cao liên tục hoặc bị sốt nhẹ trong nhiều ngày.
➥ Người bệnh có biểu hiệntụt huyết áp, vấn đề thở gặp khó khăn.
Căn cứ vào từng mức độ và nguyên nhân gây nổi chấm đỏ dưới da ở chân mà sẽ có hướng điều trị phù hợp nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao, an toàn. Thuốc Tây là một trong các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng. Những loại thuốc phổ biến thường được chỉ định sử dụng bao gồm:
☘ Thuốc kháng Histamine: có tác dụng chống viêm, giảm đau và sưng, cải thiện các chấm đỏ trên da.
☘ Hydrocortisone: là loại kem bôi, được chỉ định trong những trường hợp bị viêm da kích ứng.
☘ Thuốc mỡ và kem bôi: dựa trên từng mức độ mẩn đỏ và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thích hợp. Tuy nhiên, những sản phẩm này có mục đích chính là chống viêm, sưng và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh.
☘ Những người bệnh viêm mao mạch dị ứng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch.
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh gây nổi chấm đỏ dưới da ở chân, bạn cần dùng thuốc đúng liều lượng theo đúng liệu trình mà bác sĩ đưa ra để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh việc nhờn thuốc hay gặp những tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời, không tự ý thay đổi loại thuốc hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có sự cho đồng ý từ bác sĩ.
Qua bài viết, bạn đọc cũng đã biết được việc Nổi chấm đổ dưới da ở chân không ngứa là bị gì và Cách chữa trị như thế nào. Nếu bạn có băn khoăn khác cần được giải đáp, đừng e ngại, hãy nhấp vào KHUNG CHAT bên dưới, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn hướng xử lý phù hợp nhất.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 6285 7515
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại