tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 25-02-2020 Lượt xem : 1625

        Que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh khiến bạn không khỏi lo lắng và thắc mắc nguyên nhân. Để lí giải chính xác cho vấn đề que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh không thể không kể đến nhiều yếu tố liên quan như thời gian trễ kinh và các triệu chứng kèm theo.

Que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh là bị gì?

        Phụ nữ có đời sống tình dục đều đặn thường căn cứ vào số ngày trễ kinh để đoán biết có thai hay không. Nếu bạn từng có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, hoặc xảy ra sự cố (rách tụt bao, quên uống thuốc, …) và nhận thấy trễ kinh sau đó thì bạn có thể dùng que thử thai để kiểm chứng.

        Tuy nhiên lại có trường hợp que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh, điều này làm cho bạn nghĩ mình không mang thai và cảm thấy lo ngại về sức khoẻ. Nhưng đừng vội, bạn hãy cùng chúng tôi điểm qua những nguyên nhân có thể xảy ra sau đây.

        1. Sử dụng que thử thai không đúng cách

        Dùng que thử không đúng cách hoặc thử que quá sớm cũng là nguyên nhân khiến kết quả bị sai lệch dẫn đến hiện tượng que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh.

        Để đảm bảo que thử cho kết quả chính xác, bạn cần:

        + Thử que từ ngày trễ kinh thứ 7 hoặc để chắc chắn thì chờ đến ngày thứ 10. Đa phần những trường hợp thai vào tử cung muộn phải đến ngày thứ 10 mới cho kết quả chính xác.

        + Lấy nước tiểu vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy và không được để quá 5 phút.

        + Que thử thai chỉ dùng 1 lần, không nên tái sử dụng vì sẽ cho kết quả sai lệch.

        + Khi dùng que thử thai nên để mực nước vừa chạm vạch mũi tên và chờ trong 5 phút rồi đọc kết quả.

        Như vậy, nếu bạn đảm bảo thực hiện đúng và đủ các bước theo hướng dẫn sử dụng thì sẽ cho kết quả đáng tin, bạn có thể nghĩ đến những nguyên nhân khác làm cho trễ kinh. Nhưng trường hợp bạn chưa chắc chắn mình thực hiện đúng, hoặc bạn đã thử que quá sớm thì có thể chờ thêm vài ngày để thử que mới và hãy nhớ thực hiện đầy đủ các bước theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao.

        2. Rối loạn nội tiết

        Que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh có thể là do rối loạn nội tiết. Khi hormone sinh dục bị sụt giảm quá mức sẽ tác động đến nhiều vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, tăng lão hoá da, hình thành nhiều mụn nám hoặc tàn nhang, v.v…

        Trễ kinh nhưng thử que 1 vạch cũng là một trong các ảnh hưởng khi nội tiết tố nữ bị giảm thấp, bắt nguồn từ việc ăn uống thiếu dưỡng chất, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, thường xuyên dùng chất kích thích hoặc ảnh hưởng của thuốc tránh thai.

Que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh là bị gì? Cách chữa trị

Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt phổ biến

        Ăn uống

        Vitamin E là dưỡng chất quan trọng giúp cho sự tổng hợp hormone sinh dục nữ, vitamin E có nhiều trong các loại hạt như hạt bí, đậu nành, hạnh nhân, hạt điều, hạt hướng dương, hạt óc chó. Ngoài ra có thể tìm thấy vitamin E trong các loại rau xanh và trái cây như bơ, đu đủ, cà chua, … Đặc biệt vitamin E là chất chỉ tan được trong dầu mỡ nên nếu chế độ ăn uống của bạn không được bổ sung nhiều vitamin E, lâu dài sẽ khiến hormone Estrogen bị sụt giảm dẫn đến tình trạng trễ kinh, kinh nguyệt không đều.

        Một điều đặc biệt quan trọng là nếu bạn thường dùng bia rượu, nước ngọt hoặc các chất kích thích, đồ ăn nhiều chất béo, cay nóng hay thức ăn chế biến sẵn thì cũng sẽ ngăn cản quá trình tiết hormone sinh dục, gây rối loạn cân bằng nội tiết.

        Vận động – nghỉ ngơi

        Chế độ làm việc, vận động và nghỉ ngơi không hợp lý cũng là nguyên nhân làm cho nội tiết tố mất cân bằng, tiết ra không đều và lộn xộn gián tiếp ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

        Que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh có thể do chế độ làm việc quá vất vả, thường xuyên làm việc nặng hay làm việc quá sức mà ra. Bên cạnh đó, vận động quá sức và thức khuya cũng gây ảnh hưởng không kém.

        Tác dụng phụ của thuốc

        Một số loại thuốc khi dùng thời gian dài sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt trở nên lộn xộn như thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, v.v….

        Ảnh hưởng của tuổi tác

        Tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh là hai giai đoạn mà kinh nguyệt bị xáo trộn nhiều nhất, tuy nhiên nguyên nhân không có gì đáng ngại ngoài việc nội tiết bị mất cân bằng. Nếu que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh thì bạn cũng không nên quá lo lắng vì nếu bạn thuộc 2 độ tuổi này có nghĩa bạn đang chịu sự ảnh hưởng của quá trình điều tiết hormone, nếu chú trọng việc ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý đồng thời tích cực bổ sung vitamin E thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng qua đi.

        ​3. Bệnh buồng trứng

        Tình trạng trễ kinh liên tục hoặc thường xuyên kèm theo hiện tượng que thử thai 1 vạch những vẫn chưa có kinh có thể là do một số vấn đề ở buồng trứng. Nếu đây là lần đầu tiên bạn bị trễ kinh thì không cần quá lo ngại đến căn bệnh này.

        Các loại bệnh ở buồng trứng thường làm trễ kinh như: hội chứng suy buồng trứng sớm, buồng trứng đa nang, viêm tắc vòi trứng.

        4. Bệnh ở tử cung

        Trễ kinh cũng có thể bắt nguồn từ chính nơi sản sinh ra kinh nguyệt, đó chính là tử cung. Lớp nội mạc tử cung dày lên và bong tróc ra hàng tháng để tạo thành máu kinh như ta vẫn thường thấy. Tuy nhiên vào một tháng nào đó bạn không thấy “nàng nguyệt san” “gõ cửa” thì rất có thể nội mạc tử cung đã gặp vấn đề.

        Dính buồng tử cung, viêm nội mạc tử cung hay suy giảm chức năng nội mạc tử cung, tổn thương nội mạc tử cung (do phá thai) là những nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn thường xuyên bị rối loạn.

Que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh là bị gì? Cách chữa trị

Trễ kinh thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh phụ khoa

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt an toàn hiệu quả nhất hiện nay

        Cách tốt nhất để xác định chính xác nguyên nhân tại sao que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh là trực tiếp đến phòng khám đa khoa Hồ Chí Minh để các bác sĩ dùng thiết bị y tế hiện đại kiểm tra bên trong tử cung cũng như các cơ quan sinh sản khác.

        Siêu âm tử cung, xét nghiệm nước tiểu hay xét nghiệm máu đều cho kết quả thử thai chính xác đáng tin cậy. Ngoài ra còn đề phòng được trường hợp thai ngoài tử cung.

        Nếu đã loại trừ nguyên nhân trễ kinh không do mang thai thì bác sĩ sẽ thăm khám qua bệnh sử cũng như dùng các phương pháp chẩn đoán tiên tiến để tìm vấn đề ở buồng trứng, tử cung và cổ tử cung. Trong trường hợp phát hiện bệnh lý nào đó bác sĩ sẽ đưa ra cách chữa trị phù hợp theo mức độ và tình trạng sức khoẻ của bạn.

        Có hai phương pháp điều trị cơ bản là nội khoa và ngoại khoa. Phương pháp nội khoa là dùng thuốc trong trường hợp bệnh nhẹ, cơ thể đáp ứng thuốc tốt. Phương pháp ngoại khoa được dùng khi tổn thương nghiêm trọng hơn cần can thiệp bằng phẫu thuật để loại bỏ nhanh chóng nguyên nhân gây trễ kinh.

        Ngoài ra còn có phương pháp hút điều hoà kinh nguyệt giúp tái tạo vòng kinh mới nhanh chóng, tuy nhiên phải hạn chế sử dụng vì nó không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh, chỉ nên dùng khi bị trễ kinh do sụt giảm nội tiết.

        Bạn cần lưu ý ngoài các bệnh lý xuất phát từ cơ quan sinh sản thì trường hợp que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh cũng có thể là do tuyến yên hoặc tuyến giáp đã gặp vấn đề. Thông thường là có khối u hoặc bị suy giảm chức năng, đi kèm với các dấu hiệu điển hình riêng mà bạn nên tham khảo thêm.

        Lý do bạn nên lựa chọn phòng khám của chúng tôi:

        + Có đội ngũ bác sĩ nữ giàu kinh nghiệm, trình độ học vấn cao.

        + Có đầy đủ thiết bị y tế hiện đại được nhập từ nước ngoài.

        + Tiết kiệm thời gian làm thủ tục cũng như được hướng dẫn quy trình thăm khám từng bước.

        + Được tư vấn kĩ lưỡng, hỗ trợ giải đáp thắc mắc 24/7, không phải lo ngại về ngày nghỉ.

        + Khung thời gian khám chữa bệnh rộng từ 8h00 – 20h00 tất cả các ngày.

        Để hiểu rõ hơn về vấn đề que thử thai 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh là bị gì và cách chữa trị, bạn có thể kể thêm một số biểu hiện của cơ thể để chuyên gia chúng tôi hiểu rõ hơn và giúp bạn tìm lời giải đáp nhanh chóng thông qua Khung Chat bên dưới.

       Chúc bạn sức khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường