tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 24-06-2021 Lượt xem : 579

  Vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân là bị gì và Cách trị? Những vết bầm tím xuất hiện bất thường có thể đang cản h báo các vấn đề sức khỏe, bạn nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh biến chứng nghiêm trọng.

AI DỄ XUẤT HIỆN VẾT BẦM TÍM TRÊN DA KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN?

  Thông thường, tình trạng bầm tím chỉ xảy ra khi có sự va chạm mạnh, dẫn tới hiện tượng vỡ mạch máu nhỏ dưới da. Nhưng đôi lúc bạn cũng xuất hiện những vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân.

  Hiện tượng này có thể gặp phải ở mọi người, nhưng có một số đối tượng thường xuyên xuất hiện hơn như:

  Người cao tuổi: bộ phận bảo vệ của da cũng như mô mỡ bảo vệ mạch máu sẽ dần suy yếu theo thời gian. Điều này khiến lớp da ngày càng mỏng hơn cũng như dần mất đi những lớp chất béo bảo vệ. Vì vậy mà ở người cao tuổi, các mạch máu rất dễ bị tổn thương.

  ► Phụ nữ: Lượng chất béo và mạch máu có sự khác nhau ở nam và nữ giới. Ở cánh mày râu, những mạch máu sẽ được bảo vệ chặt chẽ hơn nên thường ít bị tổn thương hơn.

  ► Di truyền: đối tượng mắc các rối loạn di truyền, chẳng hạn như Von Willebrand, ảnh hưởng đến chức năng đông máu cũng như gây nên vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân.

Vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân là bị gì? Cách trị?

Vết bầm tím trên da thường xuất hiện ở tay, chân

VẾT BẦM TÍM TRÊN DA KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN LÀ BỊ GÌ?

  Những vết bầm tím xuất hiện bất thường trên da có thể là vì bạn đang gặp phải các vấn đề dưới đây:

  1. Tập luyện ở cường độ cao

  Cơ bị căng sẽ làm tổn thương đến những mô cơ sâu dưới da. Điều này có khả năng khiến mạch máu bị vỡ, lan ra vùng xung quanh cũng như gây nên trạng thái bầm tím.

  2. Thiếu chất dinh dưỡng

  Vitamin đảm nhiệm vai trò rất quan trọng trong máu. Chúng hỗ trợ tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp duy trì lượng khoáng chất và giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Việc cơ thể thiếu hụt vitamin C, vitamin K, sắt… sẽ dẫn đến các vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân xuất hiện.

  3. Tiểu đường

  Bệnh tiểu đường không dẫn tới vết bầm tím nhưng nhưng chứng bệnh này có khả năng khiến cho vết bầm tím tồn tại lâu hơn bình thường. Hãy lưu ý tới các dấu hiệu của bệnh tiểu đường để có thể quản lý bệnh tốt hơn.

  4. Tác dụng phụ của thuốc

  Các dòng thuốc có khả năng là tác nhân dẫn đến bầm tím bao gồm:

  ■ Thuốc chứa chất kháng đông máu như clopidogrel, warfarin và heparin.

  ■ Thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (Advil), naproxen (Aleve), aspirin, steroid (prednisone)

  ■ Các thuốc dùng để chữa ung thư.

  5. Hội chứng Von Willebrand

  Von Willebrand là một hội chứng xuất hiện lúc máu không đông. Khi máu không thể đông như bình thường, khả năng di chuyển của máu sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi máu bị kẹt bên dưới bề mặt da sẽ tạo thành những vết bầm.

  6. Giảm tiểu cầu

  Một nguyên nhân khác làm xuất hiện vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân chính là hiện tượng giảm tiểu cầu. Giảm tiểu cầu là tình trạng máu có số lượng tiểu cầu thấp hơn thông thường. Nguyên nhân có thể là do tủy xương không tạo đủ tiểu cầu, lá lách chứa quá nhiều tiểu cầu hoặc cơ thể tự phá hủy tiểu cầu. Hiện tượng chảy máu bên ngoài thường là triệu chứng trước hết của số lượng tiểu cầu thấp. Việc này có khả năng gây nên ban xuất huyết hay đốm xuất huyết. Ban xuất huyết là một số vết bầm có màu tím, nâu, đỏ bầm. Chúng thường xuất hiện với tần xuất khá đều đặn.

Vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân là bị gì? Cách trị?

Vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe

CÁCH TRỊ VẾT BẦM TÍM TRÊN DA KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN

  ■ Chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc túi rau đông lạnh tại vùng da bị tác động trong 20-30 phút để tăng tốc độ hồi phục cũng như giảm sưng. Cần lưu ý không chườm đá trực tiếp lên da mà hãy dùng khăn quấn các viên đá lại.

  ■ Nâng chân lên thật cao trong 24 giờ đầu bạn bị thương gây xuất hiện các vết bầm tím chiếm một diện tích da vô cùng lớn ở chân hoặc bàn chân;

  ■ Sử dụng acetaminophen (paracetamol) để giúp giảm đau theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Hạn chế sử dụng aspirin hay ibuprofen vì chúng có thể làm chậm đông máu cũng như có thể khiến máu chảy lâu hơn.

  ■ Dùng khăn ấm chườm lên vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân trong 10 phút sau khoảng 48 giờ bị thương, thực hiện 2-3 lần một ngày có khả năng làm tăng lưu lượng máu tới vị trí thâm tím, giúp vết thâm sẽ mờ dần.

  Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây:

  Bầm tím khi đang dùng aspirin hay các loại thuốc kháng đông máu khác.

  ✔ Bầm tím không rõ nguyên nhân mà lại thường xuyên.

  ✔ Vết bầm tím không gây đau.

  ✔ Bầm tím xuất hiện trở lại tại cùng một vị trí mà không phải do chấn thương.

  ✔ Bầm tím xảy ra cùng với gãy xương.

  ✔ Bầm tím không cải thiện sau hai tuần hay không cải thiện hoàn toàn sau ba hoặc bốn tuần.

  ✔ Bầm tím dưới móng tay và gây ra đau đớn.

  ✔ Bầm tím kèm theo chảy máu mũi, miệng, chân răng.

  ✔ Bầm tím kèm theo xuất hiện máu trong nước tiểu, phân và mắt.

  Chúng ta vừa giải đáp hiện tượng Vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân là bị gì và cách trị. Nếu bạn không may xuất hiện triệu chứng bất thường này, hãy nhấn vào KHUNG CHAT bên dưới để được các chuyên gia của chúng tôi hướng dẫn cách xử trí tốt nhất.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường