Âm hộ hay cửa mình là gì và âm đạo là gì? Cách phân biệt
Âm hộ hay cửa mình là gì và âm đạo là gì và Cách phân biệt như thế nào? Cả âm hộ và âm đạo đều đóng vai trò quan trọng tới sức khỏe sinh lý và sinh sản của phái nữ. Do đó, chị em nên tìm hiểu và biết cách chăm sóc để bảo vệ âm hộ cũng như âm đạo đúng cách.
ÂM HỘ HAY CỬA MÌNH LÀ GÌ?
Âm hộ hay cửa mình là vùng tam giác nhạy cảm của người phụ nữ, được cấu tạo từ nhiều bộ phận. Âm hộ có sự ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tình dục, quá trình sinh sản của người phụ nữ.
Khi đến tuổi dậy thì, âm hộ hay cửa mình sẽ có những thay đổi nhất định. Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi do lượng hormone Estrogen tiết ra nhiều hơn dẫn đến việc xuất hiện lông mu.
Âm hộ hay cửa mình bao gồm 4 bộ phận chính là:
■ Gò âm hộ;
■ Môi âm hộ;
■ Âm vật;
■ Cổng âm hộ.
Cấu tạo vùng kín bao gồm âm hộ, âm đạo
ÂM ĐẠO LÀ GÌ?
Âm đạo là một cơ quan có hình ống dài nối từ cửa tử cung đến âm hộ. Vị trí của âm đạo nằm trong thành môi nhỏ, ở dưới lỗ niệu đạo và nằm trên hậu môn. Cửa âm đạo được bảo vệ bởi lớp màng trinh và môi âm hộ.
Âm đạo có cấu tạo gồm phần mô và ống sinh dục và chia thành 3 lớp:
■ Lớp thành âm đạo: trơn, có hình lưới, trơn, gồm có niêm mạc và những mô cơ sinh học chứa rất nhiều dây thần kinh.
■ Lớp thứ hai là một một lớp cơ chiều dọc bên ngoài mạnh và một lớp cơ tròn nội mô yếu hơn. Hệ thống lớp cơ này thường co bóp mạnh khi sinh nở hay trong hoạt động tình dục.
■ Lớp thứ ba là một lớp mô liên kết bên ngoài cùng với các mô có chứa mạch máu liên kết yếu, mạch bạch huyết và các dây thần kinh.
PHÂN BIỆT ÂM HỘ VÀ ÂM ĐẠO
Âm hộ hay cửa mình cùng với âm đạo đều là những bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Tuy nhiên, các bộ phận này thường dễ bị nhầm lẫn với nhau.
Âm đạo của phụ nữ là một cấu trúc có hình ống dài, được nối từ cửa mình ở bên ngoài cho tới tử cung ở bên trong. Âm đạo có tính đàn hồi rất cao. Nhờ đó mà nó có khả năng co giãn nhiều lần so với kích thước thông thường. Âm đạo đóng vai trò quan trọng trong việc sinh nở và quan hệ tình dục.
Trong khi âm hộ lại là cơ quan sinh dục bên ngoài, được cấu tạo từ môi lớn, môi bé, gò mu, tiền đình.
Hơn nữa, khác với âm đạo, âm hộ hay cửa mình không nằm ở sâu bên trong cũng như có diện tích tương đối lớn.
CÁCH CHĂM SÓC VÙNG KÍN CHỊ EM CẦN NẮM
Chăm sóc vùng kín, bao gồm âm hộ và âm đạo đúng cách sẽ khiến vùng kín khỏe mạnh, không viêm nhiễm. Nhờ đó mà bảo vệ tốt sức khỏe sinh sản cũng như giúp đời sống tình dục của người phụ nữ thêm thăng hoa hơn.
1. Duy trì pH vùng kín
Âm đạo của người phụ nữ là môi trường axit, có độ pH dao động từ 3.8 – 4.5. Do đó, nếu chị em cố tình thụt rửa vào sâu bên trong có thể làm thay đổi môi trường pH, làm giảm tính axit là phá vỡ hệ sinh vật có lợi tại đây. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển và gây ra viêm nhiễm.
Để vệ sinh âm đạo đúng cách, bạn nên dùng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, và chỉ vệ sinh sạch sẽ ở bên ngoài, lưu ý không nên thụt rửa vào bên trong.
2. Vệ sinh tốt vùng kín
Sau khi đi ngoài nên lau vùng kín từ trước ra sáu để hạn chế việc âm đạo bị lây lan vi khuẩn và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang. Không nên dùng các loại giấy thơm để lau vùng kín vì có thể gây ra kích ứng, làm ngứa ngáy, khó chịu.
Vệ sinh vùng kín đúng cách với dung dịch dịu nhẹ
Chọn loại đồ lót vừa vặn, thông thoáng. Không nên mặc đồ bó sát hay các loại quần có chất liệu bó sát sẽ tạo môi trường nóng ẩm giúp nấm phát triển.
Cắt tỉa gọn gàng lông vùng kín để dễ dàng vệ sinh hơn. Không nên cạo hay nhổ vì có thể gây viêm nhiễm nang long hay dẫn tới các bệnh về da khác.
3. Chăm sóc vùng kín đúng cách khi hành kinh
Trong thời gian hành kính, không thể tránh khỏi tình trạng vùng kín luôn ẩm ướt. Lúc này chị em cần chú ý đặc biệt hơn việc vệ sinh vùng kín. Hãy giữ cho cô bé được sạch sẽ và khô ráo nhất có thể trong suốt thời gian hành kinh.
Thường xuyên thay băng vệ sinh sau mỗi 4 tiếng và nên chọn loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để làm sạch 2-3 lần trong ngày.
4. Hạn chế viêm nhiễm vùng kín
Có nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo như nhiễm vi nấm, vi khuẩn, trùng roi,... Bên cạnh đó còn có các căn bệnh lây lan qua đường tình dục như giang mai, HIV, chlamydia, lậu, herpes sinh dục, sùi mào gà,...
Vì vậy, bạn cần lưu ý đến việc vệ sinh và quan hệ tình dục an toàn. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở cơ quan sinh dục thì không nên tự điều trị mà hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho cô bé.
5. Thăm khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp chị em phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe phụ khoa như viêm âm đạo, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm tiết niệu, ung thư cổ tử cung,...
Hãy khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 2 lần mỗi năm ở các cơ sở chuyên khoa đáng tin cậy như các bệnh viện, phòng khám lớn.
Âm hộ hay cửa mình là gì và âm đạo là gì và Cách phân biệt là những thông tin vừa được chia sẻ ở bài viết dưới đây. Hai bộ phận này không quá khó để phân biệt, quan trọng là nữ giới cần biết cách vệ sinh và chăm sóc vùng kín đúng cách để bảo vệ chức năng sinh sản và sinh lý của mình.
Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 028 6285 7515 của chúng tôi hoặc chat trực tiếp với chuyên gia sức khỏe thông qua BẢNG TƯ VẤN bên dưới.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 7308 8280
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại