tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 22-03-2020 Lượt xem : 2845

        Băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không là mối lo lắng không chỉ của riêng các sản phụ mà còn là mối bận tâm của các bác sĩ sản khoa. Băng huyết muộn sau sinh chính là một trong các biến chứng hậu sản phổ biến, gây tỷ lệ tử vong hàng đầu cho các bà mẹ sau sinh khi không phát hiện và cấp cứu kịp thời. Tìm hiểu nhiều hơn về băng huyết sau sinh để có cách phòng tránh tốt nhất, mời bạn tham khảo bài viết của chúng tôi.

Băng huyết muộn sau sinh là do đâu?

        Nguyên nhân gây băng huyết muộn sau sinh xuất phát từ bất thường ở tử cung trong quá trình mang thai, một phần do chế độ chăm sóc thai kỳ, một phần do tai biến lúc mang thai cũng như tiền sử nạo phá thai, sảy thai, sinh non, ….

        1. Bất thường ở tử cung

        Sau khi sinh, tử cung sẽ co bóp liên tục để tạo áp lực lên các mạch máu giúp kiểm soát quá trình chảy máu, sự co hồi của tử cung giúp cơ quan này trở lại ví trí và hình dạng ban đầu, đồng thời giúp tống hết sản dịch ra ngoài tránh biến chứng ứ dịch lòng tử cung gây viêm nhiễm.

        Nhưng vì những bất thường ở tử cung khiến quá trình co bóp không được thuận lợi, co cơ giảm hoặc tử cung không co bóp sẽ thả tự do cho các mạch máu, không có cơ chế cầm máu nên máu sẽ chảy liên tục tạo thành hiện tượng băng huyết muộn sau sinh.

        * Cơ tử cung yếu

        Cơ tử cung yếu là một trong những nguyên nhân khiến tử cung kém co hồi sau sinh. Điều gì đã khiến cho cơ tử cung bị yếu đi?

        Đó là do:

        + Sinh nở nhiều lần.

        + Mang thai ở tuổi tứ tuần hoặc hơn.

        + Không được chăm sóc dinh dưỡng trong lúc mang thai.

        + Chuyển dạ kéo khiến cơ tử cung mất sức.

Băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không

Băng huyết muộn sau sinh có thể đe dọa tính mạng

        * Đờ tử cung

        Là tình trạng cơ tử cung không thể co hồi lại sau sinh, xét về mức độ nguy hiểm thì đờ tử cung nặng hơn cơ tử cung yếu, bởi khi tử cung bị đờ sẽ gây xuất huyết nhanh chóng hơn, nhiều hơn và dễ tử vong hơn.

        Sở dĩ cơ tử cung bị đờ là do:

        + Chuyển dạ kéo dài khiến cơ tử cung bị giãn quá mức không thể co hồi lại.

        + Thời gian chuyển dạ quá nhanh cũng khiến cơ tử cung bị giãn một cách đột ngột không thể thích ứng.

        + Tử cung bị lão hóa do độ tuổi.

        + Sản phụ bị đa ối.

        * Nhiễm trùng túi ối

        Đây là tai biến nguy hiểm có thể gây sảy thai, sinh non, băng huyết trong quá trình mang thai. Nhiễm trùng ối cực kỳ nguy hiểm vì đe dọa tính mạng của cả hai mẹ con. Người bị nhiễm trùng ối được khắc phục không đúng cách còn phải đối mặt với biến chứng băng huyết muộn sau sinh. Cần nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời để không ảnh hưởng tính mạng.

        Nguyên nhân gây nhiễm trùng túi ối có thể do người mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm xã hội, bị HIV, viêm nhiễm phụ khoa nặng, từng gặp tai biến trong lúc nạo phá thai như sót thai, sót nhau, tổn thương niêm mạc tử cung, thai chết lưu, ….

        2. Bất thường ở thai nhi

        Dây rau ngắn, hoặc dây rau quấn cổ thai nhi cũng làm sản phụ bị tăng nguy cơ băng huyết muộn sau sinh.

Băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không

Dây rốn quấn cổ thai nhi nhiều vòng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con

        3. Quá trình trợ sinh

        Đỡ thai không đúng cách hoặc lấy rau thai không đúng cách là các nguyên nhân xuất phát từ kỹ thuật của bác sĩ, bác sĩ thiếu chuyên môn và kinh nghiệm dễ để xảy ra các sai sót trong lúc đỡ đẻ, dùng nhiều oxytocin hoặc các hóa chất hỗ trợ trong lúc sinh sản cũng khiến sản phụ gặp biến chứng băng huyết.

        4. Vấn đề ở sản phụ

        Sinh nở sai tư thế (nhất là tư thế đứng) sẽ khiến tử cung bị tổn thương nhiều nhất, dễ dẫn đến biến chứng băng huyết muộn sau sinh.

        Ngoài ra, trong tử cung có u xơ hoặc tử cung bị dị dạng cũng khiến quá trình sinh nở dễ gặp biến chứng.

        Bệnh máu khó đông là bệnh lý nền nguy hiểm mà hầu hết các sản phụ cần lưu ý khi sinh, nguyên nhân thường do yếu tố di truyền hoặc những trục trặc liên quan đến hệ gen không đảm bảo được cơ chế đông máu.

        Những người bị máu khó đông nên hạn chế tối đa những tổn thương làm chảy máu, nhất là khi sinh nở có thể dẫn đến tình trạng băng huyết, băng huyết muộn sau sinh.

Băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không?

        Như bạn đã thấy, băng huyết vốn dĩ đã rất nguy hiểm vì vậy băng huyết sau sinh cũng không ngoại lệ, thậm chí còn nguy hiểm hơn vì nhiều người nghĩ sau sinh sẽ không còn mối đe dọa nào nên thường chủ quan không để ý sức khỏe của mình.

        Mối nguy hiểm lớn nhất mà băng huyết sau sinh mang tới là tử vong nếu không cấp cứu kịp thời, lượng máu chảy ra khi bị băng huyết rất lớn (thường đến 1 lít máu) và rất nhanh trong vài giờ.

Băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không

Băng huyết muộn sau sinh là biến chứng hậu sản nguy hiểm hàng đầu

        Ngoài ra, băng huyết sau sinh còn để lại biến chứng:

        + Nhiễm trùng phụ khoa

        + Tổn thương tim mạch và các cơ quan nội tạng do mất máu quá nhiều

        + Suy thận, suy hô hấp, suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể

        + Thiếu máu trầm trọng

        + Viêm tắc tĩnh mạch, tăng nguy cơ đột quỵ

        + Mắc hội chứng Sheehan

        + Vô sinh

Dấu hiệu cảnh báo băng huyết muộn sau sinh

        Kịp thời phát hiện băng huyết muộn sau sinh giúp các sản phụ nhanh chóng được cấp cứu, tăng cơ hội sống sót khi biến chứng xảy ra.

        Một số dấu hiệu xuất hiện khi bị băng huyết:

        + Máu chảy từ đường sinh dục với lượng ít hoặc nhiều, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, có thể có máu cục không có dấu hiệu ít đi.

        + Tuột huyết áp, choáng.

        + Tăng nhịp tim, khát nước, da chuyển màu xanh nhợt nhạt.

        + Đổ mồ hôi hột, lạnh tay chân.

        + Sưng đau âm hộ hoặc những vị trí lân cận do tụ máu.

        + Tăng thể tích tử cung, tử cung to ra theo chiều ngang, không cứng.

        => Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu này các chị em nên nhanh chóng liên hệ bác sĩ để kịp thời khắc phục.

Băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không

Kịp thời nhận biết băng huyết muộn sau sinh để được cấp cứu kịp thời

Xử lý băng huyết muộn sau sinh như thế nào cho hiệu quả?

        1. Cách chữa trị

        Công tác cấp cứu cần được triển khai ngay khi sản phụ có dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh, trường hợp nhẹ có thể dùng biện pháp cầm máu, dùng thuốc giúp tử cung co hồi tốt hơn. Trường hợp nặng hoặc cấp cứu trễ phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung, cầm máu, truyền máu, … đồng nghĩa với sản phụ không còn khả năng sinh nở.

        Ngoài cấp cứu băng huyết là điều cần làm ngay thì sản phụ sẽ được điều trị các nguyên nhân gây băng huyết sau đó nếu do sót nhau, nhiễm trùng phụ khoa, hoặc do các bệnh lý nền khác.

        2. Biện pháp phòng tránh

        Hậu quả do băng huyết muộn sau sinh quá lớn nên phòng tránh phải là yếu tố ưu tiên hàng đầu. Thai phụ cần kết hợp với bác sĩ để có biện pháp tốt nhất, đồng thời cũng hạn chế những biến chứng hậu sản nguy hiểm khác.

        Theo đó bác sĩ cần:

        + Tránh để sản phụ chuyển dạ kéo dài, liên tục theo dõi các chỉ số tim thai, cơn co tử cung, độ mở cổ tử cung, ….

        + Kiểm tra chỉ số đông máu, kịp thời phát hiện các vấn đề về đông máu để điều trị tích cực.

        + Thực hiện đúng kỹ thuật trợ sinh, người đảm nhận đỡ đẻ phải có chuyên môn và kinh nghiệm.

        + Sàng lọc nguy cơ băng huyết của từng sản phụ, những người có nguy cơ cao cần theo dõi sát sao trong khoảng 6 tiếng sau sinh.

Băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không

Làm gì để tránh bị băng huyết muộn sau sinh?

        Người nhà thai phụ cần:

        + Không thực hiện các biện pháp trợ sinh khi chưa có điều kiện cũng như chỉ định từ bác sĩ.

        + Bổ sung dinh dưỡng cần thiết theo lời khuyên của bác sĩ.

        + Đưa thai phụ khám thai định kỳ để kịp thời khắc phục những vấn đề trong suốt quá trình mang thai.

        + Bổ sung sắt và axit folic cho sản phụ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

        + Khi cần thiết nên quyết đưa ra quyết định mổ lấy thai theo lời khuyên của bác sĩ để tránh nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con.

        + Giữ cho thai phụ ổn định tâm trạng, không bị kích động mạnh.

        Thai phụ cần:

        + Lập kế hoạch sinh nở để đảm bảo sức khỏe và khả năng tài chính, cũng như đủ điều kiện nuôi dạy và dành tình yêu thương cho con cái.

        + Chủ động khám thai định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ, tuân thủ chỉ định điều trị, chỉ định dùng thuốc, không tùy tiện dùng bất kì loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ cho phép.

        + Giữ tâm trạng ổn định, thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn.

        + Khi có bất cứ dấu hiệu của băng huyết muộn sau sinh hoặc bất cứ dấu hiệu không bình thường nào phải lập tức báo ngay cho bác sĩ.

        + Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh nhiễm trùng trong lúc mang thai.

        + Sau khi sinh cần vận động sớm giúp tử cung co bóp tốt hơn, cho con bú sớm và nằm đúng tư thế theo khuyến cáo của bác sĩ.

        Nếu cần tư vấn nhiều hơn về dấu hiệu băng huyết muộn sau sinh cũng như cách xử lý đúng đắn, bạn có thể liên hệ với chuyên gia y tế của chúng tôi qua Khung Chat bên dưới để được hướng dẫn.

        Chúc bạn sức khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường