tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 15-05-2020 Lượt xem : 1451

  Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào là vấn đề mà chị em phụ nữ cần phải nắm rõ để phân biệt nhằm chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình, đặc biệt là khi mang thai.

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào?

  Các dấu hiệu mà nữ giới có thể gặp phải khi mang thai có nhiều nét tương đồng với kỳ kinh nguyệt. Đây là lí do mà không ít chị em nhầm lẫn tưởng rằng mình đang mang thai, thực chất là chỉ đang gặp phải các triệu chứng của kì kinh nguyệt. Do đó, bạn cần phân biệt rõ ràng các dấu hiệu mang thai với kì kinh nguyệt, cụ thể dưới đây:

  Đau ngực

  Kỳ kinh nguyệt: hiện tượng căng tức ngực thường xảy ra trong nửa đầu chu kì chu kì kinh nguyệt. Cơn đau ngực sẽ tăng dần và nghiêm trọng hơn vào trước ngày hành kinh. Các triệu chứng này cũng tăng nặng hơn đối với những người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.

  Bên cạnh đó, các mô ngực trở nên dày cộm, có cảm giác căng tức ngực và đau âm ỉ. Các cơn đau sẽ giảm dần cho đến khi lượng hormone progesterone giảm trong kì kinh nguyệt.

  Dấu hiệu mang thai: một trong những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết là đau ngực. Trong những tuần đầu tiên của thai kì, nữ giới có thể cảm thấy đau, nhạy cảm, căng tức ngực, khó chịu. Khoảng 1 – 2 tuần sau khi thụ thai thành công, nồng độ hormone progesterone tăng lên trong cơ thể sẽ làm giảm triệu chứng đau ngực.

  Chảy máu

  Kì kinh nguyệt: trong thời gian hành kinh, cùng với hỗn hợp niêm mạc, chất nhầy tử cung, máu sẽ thoát ra ngoài gọi là máu kinh. Lượng máu sẽ tăng dần vào giữa chu kì và kéo dài 3 – 5 ngày tủy theo cơ địa của mỗi người.

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào

Phân biệt máu kinh và máu báo thai

  Dấu hiệu mang thai: hiện tượng máu chảy ít ở âm đạo có màu hồng hoặc màu nâu sau khoảng 10 – 14 ngày thụ thai thành công được gọi là máu báo thai. máu báo thai thường không tiết ra dịch nhiều, lượng máu ít và kéo dài trong vài ngày, ngắn hơn so với chu kì kinh nguyệt thông thường.

  Tâm trạng thay đổi

  Kì kinh nguyệt: do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố trong cơ thể, bạn sẽ thấy tâm trạng của mình dễ bị kích động và nhanh nóng giận hơn khi đến kì hành kinh. Để điều chỉnh tâm trạng, bạn nên thả lỏng cơ thể, tập thể dục nhẹ hoặc nghỉ ngơi nhiều hơn một chút để cảm thấy thoải mái hơn.

  Dấu hiệu mang thai: trong thời kì mang thai, cảm xúc của thai phụ thường không ổn định, có thể thay đổi liên tục và kéo dài tình trạng này cho đến lúc sinh. Bạn có thể cảm thấy vui vẻ, mong chờ bé nhanh ra đời nhưng lại nhanh chóng buồn bã, khóc lóc ngay sau đó.

  Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trầm cảm khi mang thai. Theo các nghiên cứu trước đó, có đến 1 trong số 10 phụ nữ trải qua cảm giác này trong thời kì mang thai. Đây là một tỉ lệ khá cao. Vì vậy, vấn đề này cần được quan tâm và xử lí cẩn thận, tránh ảnh hưởng và gây nguy hại đến sức khỏe của mẹ và bé.

  Mệt mỏi

  Kì kinh nguyệt: giai đoạn tiền kinh nguyệt và thời kì hành kinh, nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể khó chịu, gây mất ngủ. Bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập thể thao hợp lí hay tập yoga để cơ thể khỏe khoắn, dễ đi vào giấc ngủ ngon và sâu hơn.

  Dấu hiệu mang thai: trong giai đoạn mang thai, sự thay đổi đột ngột lượng hormone progesterone có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Tình trạng này điển hình ở kì tam cá nguyệt thứ nhất và có thể kéo dài đến suốt thai kì. Bạn nên giúp cơ thể vượt qua giai đoạn này bằng cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, có thể kết hợp các bài tập nhẹ để cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn, ngủ sâu giấc làm giảm mệt mỏi.

  Buồn nôn, nôn

  Kì kinh nguyệt: khi bị trễ kinh, nhiều chị em lo lắng không biết mình có đang mang thai hay không. Thông thường triệu chứng buồn nôn không xuất hiện ở kì kinh nguyệt. Do đó, nếu bị chậm kinh nhưng không có cảm giác buồn nôn, nôn thì khả năng mang thai của bạn không cao.

  Dấu hiệu mang thai: cảm giác thường xuyên buồn nôn, nôn là dấu hiệu điển hình báo hiệu mang thai sớm. Triệu chứng này được gọi là ốm nghén.

  Các cơn buồn nôn thường xuất hiện khoảng một tháng sau khi thụ thai thành công. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng gặp triệu chứng này khi mang thai. bên cạnh đó, tình trạng buồn nôn và nôn có thể đồng thời xuất hiện với nhau hoặc không. Theo WebMD, có đến 50 – 90% phụ nữ buồn nôn khi mang thai, trong khi phụ nữ gặp phải tình trạng nôn chỉ có khoảng 25 – 55%.

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt như thế nào

Phụ nữ có thai thường có triệu chứng buồn nôn, nôn

  Thèm ăn

  Kì kinh nguyệt: nhiều chị em thường có sở thích ăn uống thay đổi khi kì đèn đỏ sắp đến. bạn có thể cảm thấy thèm các món ngọt như socola, bánh kem, hay các món mặn, trái cây,...

  Dấu hiệu mang thai: khi mang thai, bạn sẽ cảm thấy rất thèm ăn một số thực phẩm nhất định. Tuy nhiên, khác với khi có kinh, ngoài cảm giác thèm ăn thì bạn còn cảm thấy khó chịu vối một số thực phẩm có mùi, hay không thể ăn được những thực phẩm mà trước đây rất thích. Đây là hiện tượng phổ biến và có thể gặp phải trong suốt thai kì.

  Chuột rút

  Kì kinh nguyệt: nhiều người thường xuất hiện hiện tượng chuột rút trong khoảng 24 – 48 giờ trước khi có kinh nguyệt. Tình trạng này sẽ giảm dần vào những ngày cuối kinh và chấm dứt khi kì hành kinh kết thúc.

     Dấu hiệu mang thai: bạn có thể bị chuột rút vào những tuần đầu tiên của thai kì. Tuy nhiên dấu hiệu chuột rút khi mang thai khác với kì kinh nguyệt ở vị trí xảy ra thường là ở dưới bụng hoặc dưới lưng, bạn cần chú ý.

  Nhận biết được Dấu hiệu mang thai khác với kì kinh nguyệt như thế nào sẽ giúp bạn chủ động có hướng điều chỉnh phù hợp để chăm sóc tốt sức khỏe của mình. trường hợp mang thai nên được phát hiện sớm, lên kế hoạch chăm sóc thai kì cẩn thận để bảo vệ sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bé trong bụng mẹ. Ngoài ra, nếu bạn còn có thắc mắc về vấn đề này, hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp bằng cách nhấn vào Khung Bên Dưới hoặc gọi vào số Hotline 028. 6285 7515.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường