Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết và bình thường lại
Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết và bình thường lại là thắc mắc của nhiều chị em. Biết được thời gian hành kinh trung bình sẽ giúp chị em phát hiện sớm những bất thường để kịp thời khắc phục hiệu quả.
KINH NGUYỆT BAO NHIÊU NGÀY THÌ HẾT VÀ BÌNH THƯỜNG LẠI?
Với các bạn gái đang ở tuổi dậy thì và có kinh lần đầu hay các chị em đang trải qua thời gian hành kinh kéo dài thì “Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết và bình thường lại” là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Cũng như kinh nguyệt kéo dài 10 ngày, nửa tháng hay thậm chí 1 tháng có nguy hiểm không, có phải là dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh nào đó không?
Thực tế, không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho thắc mắc “Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết và bình thường lại?” vì tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà thời gian hành kinh sẽ có sự dài ngắn khác nhau.
Ở những người trưởng thành, không dùng các biện pháp tránh thai nội tiết thì kinh nguyệt kéo dài không quá 7 ngày, thông thường là từ 3 – 7 ngày. Trong đó, 2 ngày đầu tiên là khoảng thời gian mà lượng máu kinh ra nhiều nhất. Sau đó lượng máu sẽ ít dần vào những ngày sau.
Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì thời gian hành kinh thường từ 3 – 5 ngày. Khi số ngày “rụng dâu” kéo dài hơn 7 ngày thì gọi là rong kinh. Nếu hiện tượng này thường xuyên lặp lại thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để tìm ra nguyên nhân.
Đối với các chị em đang ở trong độ tuổi dậy thì thì kinh nguyệt vẫn chưa ổn định, có thể kéo dài từ 2 – 7 ngày. Ở những năm đầu có kinh, kinh nguyệt vẫn còn rối loạn thì có thể có sự khác nhau giữa một số chu kỳ.
Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết và bình thường lại
KINH NGUYỆT BAO NHIÊU NGÀY LÀ RONG KINH?
Nếu như kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày, nửa tháng hay thậm chí là 1 tháng thì có thể là dấu hiệu của hiện tượng rong kinh. Rong kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở người phụ nữ. Trung bình có 1 người trong số 20 người gặp phải tình trạng này.
Bên cạnh dấu hiệu điển hình là thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày thì khi bị rong kinh còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác đi kèm như:
➣ Xuất huyết nặng (phải thay băng vệ sinh sau khoảng 2 giờ).
➣ Nhiều cục máu đông.
➣ Mệt mỏi, khó thở.
➣ Đau dữ dội, đau nhiều ở phần bụng dưới.
Nếu không điều trị, trường hợp rong kinh kéo dài có thể dẫn tới thiếu máu. Hơn thế nữa, máu chảy nhiều trong thời gian hành kinh cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ, gây nên đau bụng dưới và gây ra nhiều ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày.
PHỤ NỮ BỊ RONG KINH PHẢI LÀM SAO?
Bên cạnh thắc mắc “Kinh Nguyệt bao nhiêu ngày thì hết và bình thường lại?”, thì nhiều chị em cũng băn khoăn không biết khi bị rong kinh phải làm sao. Khi gặp tình trạng này, chị em cần:
1. Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt là phương pháp hữu ích nhằm giảm thiểu sự phát triển của rong kinh. Lúc này, các chị em cần:
➣ Nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển mạnh khi thấy máu kinh ra nhiều.
➣ Ngủ đủ giấc và đi ngủ đúng giờ.
➣ Giữ tinh thần lạc quan, tránh xa căng thẳng, mệt mỏi.
➣ Lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, thường xuyên thay băng vệ sinh.
Kinh nguyệt kéo dài cảnh báo rong kinh
2. Ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi do mất nhiều máu. Cơ thể khi được cung cấp đầy đủ năng lượng sẽ trở nên khỏe mạnh hơn và hạn chế được tình trạng ra nhiều máu kinh.
➣ Bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào bữa ăn mỗi ngày để ổn định lượng đường trong máu, hạn chế viêm nhiễm và ổn định nội tiết tố.
➣ Ăn nhiều ngũ cốc giúp cân bằng nội tiết tố, giảm thiểu rong kinh.
➣ Bổ sung các loại cá giàu chất béo, cá biển để giảm viêm nhiễm, giảm đau.
➣ Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, chất sắt để hạn chế tình trạng thiếu máu, ổn định lượng đường trong máu và hệ thần kinh.
3. Đi thăm khám
Đi thăm khám sản phụ khoa là việc mà chị em không thể bỏ qua khi chưa biết nguyên nhân gây rong kinh do đây. Việc thăm khám sẽ giúp chị em xác định được nguyên nhân gây rong kinh, từ đó có được phương án chữa trị hiệu quả, hạn chế được tình trạng bệnh kéo dài dẫn đến nhiều hệ lụy xấu.
Nếu hiện tượng rong kinh chỉ ở mức độ nhẹ và xảy ra trong khoảng thời gian ngắn thì chỉ cân cải thiện chế độ sinh hoạt và ăn uống, kết hợp với việc nghỉ ngơi và dùng thuốc ổn định nội tiết tố (nếu cần) sẽ giúp chấm dứt tình trạng này sớm.
Những người bị thiếu máu do hành kinh thời gian dài có thể được bác sĩ chỉ định dùng viên thuốc tránh thai có chứa progesterone hay estrogen để ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu tình trạng rong kinh kéo dài do mắc các bệnh lý thì tùy thuộc vào từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp tương ứng với từng căn bệnh. Chị em cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng đơn đã được kê toa, chú ý về liều lượng, thời gian dùng thuốc chính xác.
Thông qua những nội dung vừa chia sẻ ở trên, chúng ta đã biết được “Kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết và bình thường lại?”. Ngoài ra, khi gặp bất kì vấn đề sức khỏe kinh nguyệt nào, chị em đừng quá lo lắng, hãy nhấn vào KHUNG TƯ VẤN bên dưới hoặc gọi đến đường dây nóng 028 6285 7515 của chúng tôi để được các chuyên gia sức khỏe hàng đầu giải đáp, hỗ trợ.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 7308 8280
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại