tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 27-08-2022 Lượt xem : 436

  Vết khâu tầng sinh môn bị sưng hay hở miệng phải làm sao? Nếu hiện tượng sưng đau chỉ diễn ra thời gian đầu là điều bình thường. Trường hợp vết khâu có kèm theo mủ và mùi hôi thì đây là biểu hiện viêm nhiễm cần được thăm khám gấp.

VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN LÀ GÌ?

  Trong quá trình sinh, nếu âm đạo của mẹ không mở đủ rộng để em bé có thể ra ngoài một cách dễ dàng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ngắn ở giữa vùng âm đạo và hậu môn, được gọi là cắt tầng sinh môn.

  Sau đó, bác sĩ sẽ khâu lại vết rạch ở tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu. Vì cậy, chỉ sẽ tự tan sau một đến hai tuần mà chị em không cần phải quay lại cắt chỉ.

  Tuy chỉ dài khoảng 2 – 3 cm và vị trí ở phần thịt mềm nhưng vết rạch tầng sinh môn khá khó lành vì nằm ở vùng kín ẩm ướt. Vết thương này thông thường sẽ cần từ 2 – 3 tuần để có thể lành lại.

  Trong thời gian này, vết thương tầng sinh môn có thể bị sưng đau khiến bạn cảm thấy lo lắng, khó chịu. Nhưng nếu vết khâu tầng sinh môn bị sưng, hở miệng phải làm sao?

VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN BỊ SƯNG CÓ SAO KHÔNG?

  Vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau trong khoảng 5 – 7 ngày sau sinh là hiện tượng bình thường vì đâu là dấu hiệu vết thương đang lành da. Bên cạnh triệu chứng đau thì bạn cũng có thể cảm thấy ngứa. Chị em không cần quá lo lắng nếu:

  ■ Vùng kín được vệ sinh đúng cách, sạch sẽ.

  ■ Không bị rỉ máu ở vết khâu.

  ■ Không có biểu hiện sốt.

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng hay hở miệng phải làm sao?

Nhiều chị em phải rạch tầng sinh môn khi sinh

  Mặc dù hiện tượng vết khâu tầng sinh môn bị sưng không đáng lo ngại nhưng đây cũng có thể là triệu chứng viêm nhiễm như những vết thương khác trên cơ thể. Do đó, bạn cần theo dõi và chú ý tới những dấu hiệu bất thường khác để kịp thời đi thăm khám, kiểm tra.

  Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp tình trạng:

  ■ Sốt trên 37 độ C.

  ■ Vết khâu sưng và đỏ.

  ■ Vết thương ra dịch màu hơi xanh, có mùi.

  ■ Đau dữ dội ở vết khâu.

  ■ Xuất hiện mủ bên trong hay bên cạnh vết khâu.

VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN BỊ HỞ MIỆNG PHẢI LÀM SAO?

  Có nhiều nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị hở miệng như do phần mô mới khâu ở tầng sinh môn còn yếu nên trong quá trình chị em sinh hoạt dễ bị rách, hoặc do vệ sinh vùng kín quá mạnh làm rách vết thương.

  Hoặc do chị em có tư thế sai khi bế con, khi di chuyển, đi lại nhiều sau khi sinh,... Vết thương ở tầng sinh môn bị hở được chia thành 4 cấp độ sau đây:

  ■ Cấp độ 1 là phần da ở âm đạo bị rách.

  ■ Cấp độ 2 là rách da và cơ âm đạo.

  ■ Cấp độ 3 là vết rách có kích thước lớn tới gần trực tràng nên có ảnh hưởng tới da, mô âm đạo cũng như các cơ khác ở tầng sinh môn.

  ■ Cấp độ 4 là cấp độ nặng nhất và hiếm gặp là khi vết rách dài tới vị trí cơ vòng ở hậu môn.

  Nếu như vết khâu tầng sinh môn bị hở miệng ở mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và vệ sinh đúng cách để vết thương tự lành. Sau khoảng 2 – 12 tuần tùy theo cơ địa của mỗi người mà miệng vết thương sẽ lành hẳn.

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng hay hở miệng phải làm sao?

Vết khâu tầng sinh môn bị sưng hay hở miệng phải làm sao?

  Nếu hở da vết khâu tầng sinh môn nghiêm trọng ở cấp độ 3, 4 thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ vệ sinh và khâu lại tầng sinh môn, tránh nguy cơ bị viêm nhiễm.

CHĂM SÓC VẾT KHÂU TẦNG SINH MÔN ĐÚNG CÁCH

  Để tránh việc lo lắng vết khâu tầng sinh môn bị sưng hay hở miệng phải làm sao, thì chị em nên lưu ý đến việc chăm sóc đúng cách để vết thương nhanh lành hơn. Bạn cần lưu ý đến những điều sau để hạn chế việc gây xước hay rách ở vết khâu tầng sinh môn:

  1. Chú ý tư thế

  Nếu bạn cảm thấy đau khi ngồi sau khi khâu tầng sinh môn thì nên sử dụng một chiếc đệm hơi để lót nhằm hạn chế gây áp lực lên vết thương. Bên cạnh đó, thay vì nằm sấp, bạn nên nằm nghiêng người để hạn chế gây đau và làm rách vết khâu ở tầng sinh môn.

  2. Kiêng quan hệ khi vết thương chưa lành

  Các mẹ cần phải đặc biệt lưu ý khi vừa mới sinh đó là nên kiêng quan hệ trong 1 tháng, thời gian có thể dài hơn phụ thuộc vào tình trạng của vết thương.

  Chị em cần đảm bảo vết khâu ở tầng sinh môn đã lành hoàn toàn, không còn ngứa hay đau nhức nữa thì mới có thể quan hệ tình dục trở lại.

  3. Hạn chế vận động mạnh

  Bạn không nên vận động mạnh như bê vác vật nặng, chạy nhảy,... để vết thương nhanh lành hơn. Nên nghỉ ngơi nhiều hơn, kết hợp với việc đi lại nhẹ nhàng và làm việc vừa sức. Thời gian này bạn cũng cần hạn chế việc leo cầu thang vì có khả năng làm hở, rách vết khâu tầng sinh môn.

  Bài viết trên đây vừa giúp chúng ta giải đáp “Vết khâu tầng sinh môn bị sưng hay hở miệng phải làm sao?”. Bạn cần đặc biệt lưu ý nếu xuất hiện triệu chứng bất thường này ở vết thương, kèm theo hiện tượng chảy mủ, máu ở vết khâu. Lúc này bạn nên đi thăm khám sớm vì có nguy cơ bị nhiễm trùng.

  Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về hiện tượng vết khâu tầng sinh môn bị sưng hay bị hở miệng, đừng quá lo lắng, hãy nhấn vào KHUNG TƯ VẤN dưới đây hoặc gọi đến HOTLINE 0286 285 7515 để được các chuyên gia sức khỏe của chúng tôi hỗ trợ giải đáp hoàn toàn miễn phí.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường