Bế kinh là gì? Nguyên nhân Triệu chứng và Cách chữa trị bế kinh
Bế kinh là gì có nguyên nhân triệu chứng và cách chữa trị như thế nào là những thông tin giúp bạn kịp thời nhận biết, khắc phục hoặc có cách phòng tránh tốt nhất khi gặp tình trạng kinh nguyệt "lúc nắng, lúc mưa".
Bế kinh là gì và Nguyên nhân gây bế kinh
Bế kinh là một bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Bế kinh hay mất kinh, tắc kinh chính là hiện tượng kinh nguyệt không xuất hiện trong nhiều tháng (thông thường từ 3 tháng liên tiếp trở lên).
Thời gian mất kinh bao lâu thì có lại tùy thuộc vào cơ địa từng người, có người chỉ mới mất khoảng 3 tháng đã có lại, nhưng cũng có người dài hơn đến 1 năm và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt, điển hình là vô sinh.
Tùy vào nguyên nhân gây bế kinh mà bệnh lý này được phân thành 2 loại là bế kinh nguyên phát và bế kinh thứ phát.
1. Nguyên nhân gây bế kinh nguyên phát
Bế kinh nguyên phát là tình trạng bế kinh ở tuổi dậy thì. Thay vì độ tuổi trung bình mà nữ giới sẽ xuất hiện kinh nguyệt là từ 14 – 16 tuổi, thì một số người đến năm 18 tuổi vẫn chưa thấy “bóng dáng” của nàng nguyệt san.
Nguyên nhân gây bế kinh nguyên phát thường liên quan đến yếu tố bẩm sinh như:
➥ Tử cung nhi hóa
Là hiện tượng tử cung kém phát triển hoặc không phát triển mặc dù bạn nữ đã đến tuổi trưởng thành. Các biểu hiện cho thấy tử cung nhi hóa thường là vô kinh, thiểu kinh kéo dài.
➥ Không có tử cung bẩm sinh
Là một trong các dị tật bẩm sinh, vì không có tử cung nên không có sự tích tụ dinh dưỡng vào niêm mạc để hình thành kinh nguyệt. Dị tật này được phát hiện khi siêu âm tìm nguyên nhân bế kinh.
Nguyên nhân gây bế kinh nguyên phát có thể do dị tật bẩm sinh
➥ Thiểu năng tuyến giáp, tuyến yên hoặc buồng trứng
Cơ chế điều hòa kinh nguyệt xuất phát từ tuyến yên (vùng dưới đồi), chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của tuyến giáp. Nếu 2 cơ quan này gặp trục trặc đều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bế kinh nguyên phát.
Ngoài ra, buồng trứng không phát triển hoặc kém phát triển cũng khiến kinh nguyệt không hình thành khiến người bệnh bị tắc kinh đột ngột. Nó liên quan đến hoạt động tiết hormon sinh dục nữ mà tuyến yên chính là cơ quan đầu não điều khiển toàn bộ quá trình.
➥ Suy dinh dưỡng bẩm sinh
Suy dinh dưỡng bẩm sinh có thể do di truyền, hoặc trong quá trình mang thai người mẹ bị thiếu chất, dinh dưỡng không cung cấp đủ cho trẻ từ khi còn là bào thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành bộ phận, cơ quan và trí não của trẻ.
Cũng theo đó, suy dinh dưỡng khiến hệ sinh sản của bạn gái không được phát triển như bình thường gây ra tình trạng tử cung nhi hóa, bế kinh, vô kinh, tắc kinh, v.v….
➥ Màng trinh không thủng
Màng trinh không thủng là một dạng màng trinh dày hiếm gặp ở nữ giới. Đây là cấu trúc còn sót lại do quá trình hình thành cơ quan sinh dục của bé gái vào tháng thai kỳ thứ 4 hoặc 5.
Thay vì bình thường trên màng trinh có các lỗ để kinh nguyệt thoát ra ngoài, nhưng với người có màng trinh không thủng thì kinh nguyệt không thoát ra sẽ được gây nên tình trạng bế kinh. Cần phân biệt với các trường hợp không có kinh nguyệt.
Nguyên nhân gây bế kinh nguyên phát có thể do màng trinh không thủng
Máu kinh được hình thành nhưng không chảy ra ngoài được sẽ bị ứ đọng bên trong làm tăng áp lực tử cung, âm đạo làm các cơ quan này sưng phồng, phá hủy mô tế bào và gây viêm nhiễm ổ bụng dưới.
Qua kiểm tra thấy màng trinh có màu tím bầm. Cần can thiệp phẫu thuật tạo lỗ ở màng trinh để kinh nguyệt thoát ra ngoài.
2. Nguyên nhân gây bế kinh thứ phát
Một trường hợp khác của bế kinh là có kinh nguyệt bình thường nhưng lại đột ngột mất kinh trong nhiều tháng, được gọi là bế kinh thứ phát. Hiện tượng này chủ yếu gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản mà nguyên nhân thường do các bệnh lý phụ khoa, các vấn đề ở tuyến yên và tuyến giáp gây ra.
► Nguyên nhân gây bế kinh từ bệnh phụ khoa
Có thể gọi bế kinh thứ phát là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa bởi sự vắng mặt nhiều lần của kinh nguyệt sẽ khiến bạn phải chú ý và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân.
Các bệnh lý phụ khoa làm mất kinh trên 3 tháng thường là: viêm nhiễm đường sinh dục mãn tính, đa nang buồng trứng, dính tử cung toàn phần, suy giảm chức năng buồng trứng, giảm cảm thụ niêm mạc tử cung.
► Nguyên nhân gây bế kinh từ tuyến yên, tuyến giáp
Các tổn thương ở tuyến yên và tuyến giáp đều có thể gây bế kinh cùng một số vấn đề rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Khi phát hiện mất kinh trên 3 tháng thì nên chú ý vì có thể do: khối u tuyến yên hoặc tuyến giáp, bệnh cường giáp, rối loạn chức năng ở tuyến giáp và tuyến yên, v.v….
► Nguyên nhân gây bế kinh do chấn thương
Một số chấn thương ở cơ quan sinh dục làm tổn thương tử cung và dẫn đến tình trạng tắc kinh nguyệt như: nạo phá thai, sẹo mổ tử cung.
Nguyên nhân gây bế kinh có thể do bệnh lý phụ khoa
+ Nạo phá thai
Phá thai gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới, đặc biệt là phá thai lớn tuần càng làm tăng mức độ tổn thương tử cung. Các tai biến thường gặp như dính tử cung, thủng rách tử cung, nhiễm trùng tử cung, v.v… đều khiến bạn gái bị bế kinh sau đó.
+ Sẹo mổ tử cung
Vết mổ ở tử cung hình thành sẹo khiến vùng mô cơ nơi đây kém hấp thụ dinh dưỡng, niêm mạc tử cung không phát triển và không hình thành kinh nguyệt, gây ra tình trạng bế kinh.
► Nguyên nhân khác gây bế kinh
Ngoài các nguyên nhân trên đây thì bế kinh có thể hình thành bởi các yếu tố: lối sống và thói quen ăn uống, tâm trạng căng thẳng kéo dài, tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Triệu chứng khi bị bế kinh
Triệu chứng đầu tiên của bế kinh là mất kinh trong nhiều tháng liên tiếp, còn lại tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có biểu hiện khác nhau. Nhưng chủ yếu là do sự rối loạn nội tiết tố gây ra, vì thế mà các triệu chứng bế kinh thường biểu hiện ra da, lông tóc và tuyến vú.
+ Da bị lão hóa, trở nên khô sạm. Xuất hiện nhiều tàn nhang, đồi mồi, nám, v.v….
+ Rụng lông và tóc.
+ Tuyến vú kém phát triển. Thay vì căng tức ngực ngày hành kinh thì khi bị bế kinh các chị em sẽ không cảm thấy động tĩnh gì, hơn nữa ngực còn có dấu hiệu teo nhỏ.
Tăng hoặc sụt cân bất thường là triệu chứng của bế kinh
+ Giảm ham muốn tình dục, mất dần cảm giác khoái cảm.
+ Âm đạo bị khô, nóng rát và đau khi quan hệ tình dục.
+ Dễ cáu giận, tâm trạng thường xuyên bất ổn.
+ Đau quặn bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục.
+ Khí hư ra nhiều và có màu bất thường, có mùi hôi.
+ Vô sinh.
+ Cơ thể suy nhược, dễ bị chóng mặt, nhức đầu, tăng huyết áp, v.v….
Cách chữa trị bế kinh hiệu quả nhất
Cách chữa trị bế kinh hiệu quả nhất là xác định được nguồn gốc gây nên hiện tượng này. Các biện pháp chữa trị bế kinh thường là dùng thuốc, can thiệp ngoại khoa và thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày.
✎ Chữa trị bế kinh bằng thuốc
Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm giúp điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa mãn tính. Hoặc tiêm thuốc nội tiết giúp cải thiện lượng hormon trong cơ thể từ đó điều hòa kinh nguyệt.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thuốc Đông y để kết hợp giúp tuần hoàn máu tốt hơn, cố tình ăn nhiều một số loại thực phẩm giúp điều kinh như cần tây, ngũ cốc, đu đủ, nước dừa, trà gừng, ích mẫu, v.v….
✎ Chữa trị bế kinh bằng biện pháp ngoại khoa
Phần lớn nguyên nhân gây bế kinh cần đến thủ thuật ngoại khoa để chữa bệnh một cách nhanh chóng như:
+ Hút điều hòa kinh nguyệt
+ Phẫu thuật loại bỏ khối u nang, hoặc u xơ
+ Phẫu thuật mở màng trinh trong trường hợp màng trinh bị bịt kín hoàn toàn
+ Một số cách ngoại khoa tương ứng khác.
Chữa bế kinh hiệu quả nhất tại phòng khám đa khoa TPHCM
✎ Hỗ trợ chữa trị bế kinh tại nhà
Điều trị bế kinh là điều cần thiết, bạn cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ nhưng cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt và thực hiện công tác phòng tránh bệnh cho mình.
+ Không thụt rửa âm đạo để tránh vi khuẩn xâm nhập.
+ Giữ vùng kín sạch sẽ, thông thoáng, cần vệ sinh sạch trước và sau khi quan hệ tình dục.
+ Khám phụ khoa định kỳ.
+ Không tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian không có cơ sở khoa học.
+ Không tự ý dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bế kinh, cũng như chưa được bác sĩ chỉ định.
+ Không dùng chất kích thích. Bổ sung nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu sắt.
+ Luyện tập thể thao và nghỉ ngơi hợp lý.
+ Giữ tâm trạng ổn định, tránh để bị căng thẳng, áp lực kéo dài.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề bế kinh là gì, nguyên nhân triệu chứng và cách chữa trị bế kinh hiệu quả. Nếu bạn có các dấu hiệu của bế kinh thì nên nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn điều trị sớm, tránh làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Mọi thông tin trao đổi bạn có thể nhấp vào Khung Chat bên dưới để được bảo mật thông tin.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 7308 8280
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại