tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 21-02-2020 Lượt xem : 1388

  Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả Dứt Điểm là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe, người bệnh nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành phương pháp này tại nhà.

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả Dứt Điểm

  Trầu không là một loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam, đây cũng được coi là một vị thuốc quý bởi nhiều công dụng của nó. Cây trầu không có tên khoa học là Piper betle lá của nó có tính dược học, có chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác.

  Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy trong lá trầu không nhiều hợp chất quý như eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymen, caryophyllen, cadinen; tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin… có tác dụng kháng khuẩn, diệt viêm, diệt virus rất tốt, và có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn, hay trực trùng coli,... Thậm chí tạp chí South Asian Journal of Cancer (Tạp chí Ung thư Nam Á) cũng đã công bố nghiên cứu của TS Rajendra Toprani, Trung tâm Ung thư HCG (Ấn Độ) về khả năng tiêu diệt các khối u thí nghiệm trên động vật.

  Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hóa đàm, chống ngứa. Trong lá trầu không có chứa đến 2.4% tinh dầu có đặc tính kháng viêm, kháng nấm tốt.

  Bởi có nhiều công dụng được cả Đông y và khoa học hiện đại công nhận, nên lá trầu không được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các bệnh lý viêm nhiễm, viêm loét, sưng đau. Đây cũng là vị thuốc được nhiều người sử dụng để điều trị bệnh trĩ.

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả Dứt Điểm

Lá trầu không có nhiều công dụng được nhiều người sử dụng để chữa bệnh trĩ tại nhà

  Ngoài ra, lá trầu không còn có nhiều công dụng khác như chữa lành vết thương, trị chứng khó tiêu, đầy hơi, trị đau khớp, chữa đau họng, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn cương dương nam và một số bệnh lý khác.

  Trong dân gian có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng lá trầu không, dưới đây là một số phương pháp thông dụng:

  Xông lá trầu không

  Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối trước khi tiến hành phương pháp này để tránh tình trạng viêm nhiễm.

  Cách thực hiện: sử dụng khoảng 10 lá trầu không đem đi ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn bám vào lá, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo. Cho lá vào nồi nước đun đến khi sôi rồi nhỏ lửa để thêm khoảng 10 phút. Đổ nước vào một cái thau nhỏ rồi tiến hành xông hậu môn. Xông cho đến khi nước nguội dần và không còn thấy hơi nước bốc lên nữa. Thực hiện 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trong khoảng 1 tuần.

  Lưu ý: khi xông nên ngồi cao, tránh việc hơi nước bốc lên quá nóng có thể gây bỏng, tổn thương hậu môn.

  Ngâm lá trầu không

  Bên cạnh phương pháp xông hậu môn thì ngâm rửa hậu môn với lá trầu không cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng.

  Cách thực hiện: Chuẩn bị nguyên liệu tương tự như phương pháp xông lá trầu không. Đến khi nồi nước đang sôi thì cho thêm một ít muối hạt vào rồi nấu thêm khoảng 10 phút thì đổ ra thau nhỏ. Có thể pha thêm nước sạch để nước nguội bớt hoặc chờ đến khi nước vừa ấm thì tiến hành ngâm hậu môn trong 15 phút. Thực hiện 1 – 2 lần một ngày trong khoảng 1 tuần.

  Kết hợp xông lá trầu không cùng các thảo dược khác

  Nguyên liệu: 10 lá trầu không, 10 hạt gấc, 10 quả bồ kết, 1 quả cau

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả Dứt Điểm

Kết hợp lá trầu không cùng các thảo dược khác

  Cách thực hiện: rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên với nước muối loãng, quả cau bổ làm 8 miếng. Tiếp theo cho vào cối giã lá trầu không, hạt gấc, quả bồ kết giã nát rồi cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun sôi. Đến khi nước sôi thì tắt bếp, đổ nước vào thau nhỏ rồi tiến hành xông hậu môn cho đến khi hơi nước ngừng bốc lên. Có thể dùng nước này để rửa hậu môn sau đó. Thực hiện ngày 2 lần trong vòng 1 tuần.

  Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có hiệu quả hay không?

  Sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh trĩ chỉ có hiệu quả trong trường hợp bệnh đang ở giai đoạn đầu, chưa tiến triển nặng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hỗ trợ giúp là giảm các triệu chứng khó chịu như bệnh gây ra như giảm đau, giảm ngứa, chảy máu ở hậu môn chứ không có công dụng điều trị bệnh dứt điểm.

  Trường hợp bệnh nặng hơn, đang ở giai đoạn 3 – 4, người bệnh không thể tự ý điều trị tại nhà, sẽ khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được điều trị theo phác đồ cụ thể, tránh trường hợp có thể dẫn đến ung thư trực tràng, gây nguy hiểm cho người bệnh.

  Ngoài ra, hiệu quả của phương pháp cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa mỗi người, tình trạng bệnh,… Vì vậy sẽ có tình trạng có người bệnh sử dụng thấy hiệu quả nhiều, có người hiệu quả ít, cũng có người không thấy hiệu quả sau khi áp dụng.

  Do đó khi muốn Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tại nhà hiệu quả Dứt Điểm, tốt hơn hết người bệnh nên đi thăm khám để kiểm tra tình trạng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành phương pháp này tại nhà. Nếu bạn đang gặp vấn đề bệnh trĩ và có thắc mắc cần giải đáp, hãy nhấn vào Khung Chat bên dưới để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

  Chúc bạn sức khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường