tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 26-11-2019 Lượt xem : 3717

  Đi tiểu ra máu là bệnh gì có Nguyên nhân và Cách điều trị tại nhà như thế nào là thắc mắc của không ít người, nên việc phớt lờ bệnh hay chữa trị không đúng cách có thể làm bệnh diễn biến nặng hơn. Nếu đi tiểu ra máu do những căn bệnh nguy hiểm thì việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp tăng hiệu quả chữa trị.

Đi tiểu ra máu do bệnh ở hệ tiết niệu và nguyên nhân

  Hệ tiết niệu là nơi bày thải nước tiểu nên một khi gặp trục trặc sẽ cho biểu hiện tiểu ra máu, tùy mức độ tổn thương mà máu trong nước tiểu nhiều hay ít và người bệnh có thể phát hiện sớm bệnh được hay không.

  1. Nhiễm trùng (viêm) đường tiết niệu

  Đi tiểu ra máu do bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi và những nam giới thường xuyên có đời sống tình dục không an toàn.

  Có hai nguyên nhân nhiễm trùng chính làm đi tiểu ra máu là do vi khuẩn lậu và không do vi khuẩn lậu.

  ✎ Viêm đường tiết niệu do lậu

  Nhiễm trùng do lậu khiến nam giới đi tiểu ra máu đã là biểu hiện ở giai đoạn nặng, đi kèm một số biểu hiện như:

   Thường xuyên buồn tiểu, nước tiểu lắt nhắt không thành dòng.

   Tiểu buốt (cảm giác buốt tận óc), đau rát lỗ niệu đạo.

   Nóng sốt, đau mỏi cơ, buồn nôn, nôn mửa.

   Lỗ niệu đạo chảy mủ trắng đục hoặc vàng xanh, có mùi hôi khó chịu.

   Đau khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn.

  Viêm nhiễm đường tiết niệu do bệnh lậu có tốc độ lan truyền nhanh chóng thông qua quan hệ tình dục ngoài luồng, lây qua tiếp xúc thân mật, qua vết thương hở và qua đường sinh nở thông thường (do đó các bé trai có thể mắc bệnh lậu do mẹ truyền sang khi sinh).

  ✎ Viêm đường tiết niệu không do bệnh lậu

  Các nguyên nhân khác dẫn tới viêm đường tiết niệu như các loại tạp khuẩn (E.coli, Proteus mirabilis, Klebsiella, Chlamydia, Enterobacter, Citrobacter, v.v…). Những loại tạp khuẩn này thường trú ngụ tại đường ruột, cơ bản là E.coli và tình trạng đi tiểu ra máu là ảnh hưởng do chúng gây. Viêm đường tiết niệu có khả năng đi kèm với viêm nhiễm khác tại bộ phận sinh dục.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Đi tiểu ra máu là bệnh viêm đường tiết niệu

  Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu không do lậu:

   Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với người bệnh và đặc biệt là người có quan hệ đồng tính.

   Sử dụng các dịch vụ nơi công cộng như hồ bơi, ao hồ, sông suối, ….

   Mặc chung quần áo, sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn tắm.

  Nhiễm trùng đến mức cho biểu hiện đi tiểu ra máu được xem là tín hiệu báo động bệnh ở giai đoạn nặng nên cách chữa đi tiểu ra máu tại nhà lúc này không đem lại hiệu quả mà cần phải hỗ trợ bằng các biện pháp cho kết quả nhanh chóng hơn như dùng thuốc.

  2. Sỏi đường tiết niệu

  Đi tiểu ra máu cũng là biểu hiện của bệnh sỏi đường tiết niệu. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này bắt nguồn từ chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày như:

   Thường xuyên ăn mặn nhưng ít uống nước.

   Sử dụng canxi, thực phẩm chức năng cung cấp canxi vào lúc tối muộn.

  ➥ Thói quen nhịn tiểu

  Sỏi đường tiết niệu có thể là sỏi thận hoặc sỏi bàng quang, chuyển động của dòng nước tiểu sẽ làm các hạt sỏi va đập vào vách niêm mạc gây tổn thương rồi xuất huyết. Các hạt sỏi này có thể bị hòa tan nếu tích cực uống nước, nhưng khi để bệnh đến giai đoạn đi tiểu ra máu thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao, đặc biệt nhiễm trùng máu cấp tính có thể đe dọa tính mạng.

  Các biểu hiện kèm theo khi bị sỏi đường tiết niệu:

  + Đau mỏi thắt lưng, đau bụng dưới.

  + Tiểu lắt nhắt nhiều lần, bí tiểu, tiểu ra máu.

  + Sốt nhẹ, cơ thể mỏi mệt, buồn nôn, chán ăn.

  + Tiểu ra máu xuất hiện nhiều khi vận động (do sỏi va chạm vào thành bàng quang), lúc nghỉ ngơi hiện tượng ra máu có thể biến mất.

  Nếu sỏi to gây tổn thương lớn thì cần phẫu thuật gắp bỏ, vì thế cách chữa đi tiểu ra máu tại nhà trong trường hợp này là không phù hợp.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Đi tiểu ra máu là bệnh sỏi đường tiết niệu

  3. Các bệnh khác ở thận

   Lao thận: là bệnh do nhiễm trực khuẩn lao, không thể tự khỏi mà phải điều trị bằng một số loại thuốc đặc hiệu.

  Các biểu hiện của bệnh lao thận bao gồm:

  + Tiểu lắt nhắt về đêm

  + Đau và có máu xuất ra khi tiểu xong

  + Nước tiểu có lẫn mủ

   Bệnh ung thư thận: đa số các trường hợp phát hiện tiểu ra máu có nguồn gốc từ căn bệnh này (chiếm khoảng 70% hiện tượng). Đây là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, vì thế cần đặc biệt chú ý, không nên tự chữa tại nhà mà nên sớm liên hệ bác sĩ để điều trị kịp thời.

  Các biểu hiện của bệnh ung thư thận bao gồm:

  + Không đau khi đi tiểu ra máu.

  + Nước tiểu lẫn máu hoàn toàn tự nhiên, máu ra nhiều.

  + Lúc nào nước tiểu cũng có máu, không bị biến đổi dù vận động hay không.

  + Hay ớn lạnh và sốt nhẹ về chiều tối.

  + Hố chậu phải có khối u (đây là biệu hiện nghiêm trọng ở giai đoạn muộn), sờ thấy đau.

   Thận đa nang: các biểu hiện bao gồm đi tiểu ra máu, đau vùng thắt lưng, nước tiểu có mủ, xuất hiện khối u vùng hố thận. Bệnh này cần chữa trị kịp thời để không biến chứng thành bệnh lý nguy hiểm ung thư.

  Đây đã là những bệnh lý nguy hiểm cần can thiệp y tế để nhanh khỏi và phòng ngừa biến chứng, vì thế cách điều trị đi tiểu ra máu tại nhà trong trường hợp này cũng không ghi nhận hiệu quả.

Đi tiểu ra máu do bệnh ngoài hệ tiết niệu và nguyên nhân

  1. Đi tiểu ra máu do các bệnh lý khác

  Bên cạnh các bệnh lý từ hệ tiết niệu thì hiện tượng đi tiểu ra máu cũng xuất phát từ các tổn thương ở các bộ phận khác. Các bệnh lý khác cũng khiến bạn đi tiểu ra máu như sốt rét, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu.

  2. Đi tiểu ra máu do bệnh nam khoa

  Do cấu tạo cơ quan sinh dục nam giới là các tuyến cơ quan có chung đường niệu đạo nên trục trặc ở đây có thể khiến nước tiểu lẫn máu.

  Một số bệnh nam khoa thường gặp như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn và mào tinh, viêm túi tinh, viêm tuyến Cowper, bệnh ung thư tinh hoàn, v.v….

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Đi tiểu ra máu là một số bệnh liên quan đến thận và các tạng khác

  Các bệnh lý này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản của phái mạnh, ngoài biểu hiện đi tiểu ra máu thì còn các biểu hiện như:

   Sưng đau vùng bìu, sờ thấy cục cứng ở bìu, tinh hoàn bên to bên nhỏ (u tinh hoàn hay mào tinh hoàn).

   Đau bụng dưới, đau ngang thắt lưng (các bệnh viêm nhiễm nam khoa).

   Sờ thấy khối u ở bụng dưới (u xơ, phì đại tuyến tiền liệt).

   Tiểu buốt, tiểu dắt nhiều lần, nước tiểu không thành dòng.

   Đau khi giao hợp, giảm ham muốn tình dục.

   Xuất tinh ra máu.

  3. Đi tiểu ra máu là do chấn thương

  Xuất huyết tạng do bị chấn thương. Vận động mạnh, vận động quá sức như: bơi lội, boxing, điền kinh, đá bóng, v.v…. Nếu là nguyên nhân này thì tình trạng ra máu sẽ giảm dần theo thời gian. Nhưng tốt nhất bạn vẫn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra tổn thương xuất phát từ đâu và khắc phục kịp thời.

  4. Đi tiểu ra máu do dùng thuốc

  Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể khiến bạn đi tiểu ra máu chứ không liên quan đến bệnh tật như:

  • Thuốc kháng sinh: thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng tiểu ra máu, ngưng thuốc hiện tượng sẽ biến mất.

  • Thuốc giảm đau: sử dụng lâu dài hoặc quá liều gây tổn thương thận dẫn đến hiện tượng đi tiểu ra máu.

  • Ngoài ra còn có một số thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu, … gây viêm bàng quang xuất huyết nếu sử dụng lâu dài.

Cách điều trị đi tiểu ra máu hiệu quả an toàn nhất

  1. Khám và điều trị tại phòng khám đa khoa TPHCM

  Như bạn đã thấy, đi tiểu ra máu là do rất nhiều bệnh gây ra, bên cạnh đó còn do chấn thương và sử dụng thuốc tại nhà không đúng cách. Để biết chắc chắn mình bị bệnh gì, cũng như đề phòng bệnh lý nguy hiểm và biến chứng của bệnh, ngay khi thấy nước tiểu lẫn máu bạn hãy liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để được kiểm tra.

  Phòng khám đa khoa TPHCM khám và điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đến đi tiểu ra máu nhờ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn tốt, có kinh nghiệm, sẵn sàng đưa ra lời khuyên bổ ích.

  Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu kiểm tra và xét nghiệm tìm nguyên nhân đi tiểu ra máu chính xác. Từ đó hỗ trợ công tác chữa bệnh đem lại hiệu quả cao.

   Hệ thống dịch vụ y tế toàn diện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho từng bệnh nhân.

   Quy trình đăng ký khám chữa bệnh nhanh chóng, được hướng dẫn đầy đủ.

Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Đi tiểu ra máu là bệnh lý cần chữa trị sớm để không bị đe dọa tính mạng

  2. Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

  Khám chữa đi tiểu ra máu tại cơ sở y tế là việc làm cần thiết, thế nhưng bạn cần kết hợp với các phương thức chữa trị tại nhà sau khi được bác sĩ kết luận tình trạng bệnh và đưa ra lời khuyên. Tùy theo tình hình bệnh lý và sức khỏe mỗi người mà vận dụng cách chữa trị đi tiểu ra máu tại nhà thích hợp nhất.

   Uống nhiều nước, tăng cường thực phẩm lợi tiểu.

   Không nên thấy đi tiểu ra máu và đau rát mà nhịn tiểu vì sẽ làm bệnh trầm trọng hơn. Không rặn tiểu, để nước tiểu chảy ra tự nhiên.

   Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, tránh dùng canxi vào lúc chiều tối.

   Nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và chất Sắt.

   Tập luyện thể thao đều đặn, không quá gắng sức.

   Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, giao hợp tình dục an toàn để tránh nhiễm bệnh xã hội.

   Giữ vùng kín sạch sẽ, cắt bao quy đầu nếu có hiện tượng dài hoặc hẹp.

   Tuân thủ quy định điều trị của bác sĩ, không bỏ dỡ thuốc, không tự ý tăng liều.

   Có thể trao đổi và liên hệ bác sĩ để đổi thuốc nếu thấy điều trị không hiệu quả.

  Qua những thông tin giải đáp cho vấn đề đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách điều trị tại nhà trên đây, chúng tôi khuyên bạn không nên phớt lờ bệnh tật vì tình trạng đi tiểu ra máu có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị sớm.

  Nếu thấy băn khoăn và lo lắng, bạn có thể nhờ chuyên gia của chúng tôi giải đáp khi nhấp vào Khung Chat bên dưới. Trao đổi với chúng tôi để hiểu rõ hơn tình hình sức khỏe hiện tại của mình với toàn bộ thông tin cá nhân được bảo mật tuyệt đối.

     Chúc bạn sức khỏe!

  

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường