Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không
Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không hay ra máu giữa chu kỳ kinh có sao không là vấn đề mà các chị em cần sớm biết để có hướng xử lý phù hợp. Ra máu giữa chu kỳ thường là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa, tuy nhiên có một số đặc điểm nhận biết ra máu giữa chu kỳ là do mang thai, bạn có thể tham khảo thông tin sau đây để tìm lời giải đáp.
Đặc điểm nhận biết ra máu giữa chu kỳ kinh là do mang thai
Những bạn nữ có đời sống tình dục thường xuyên và ít khi sử dụng biện pháp tránh thai có cơ sở tin rằng ra máu giữa chu kỳ kinh là do mang thai. Nguyên do là vì khi vào tử cung làm tổ, hợp tử sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung, khiến lớp nội mạc bị thủng và gây xuất huyết, tuy nhiên không đáng kể.
Máu chảy ra lúc này được gọi là máu báo thai, có các đặc điểm đặc trưng để phân biệt với máu kinh bình thường như sau.
Màu đỏ tươi
Máu báo thai thường có màu hồng hoặc đỏ tươi trong khi máu kinh có màu đỏ sẫm.
Không vón cục, không nhầy
Máu báo thai không có hiện tượng đóng cục, không nhầy như máu kinh.
Số lượng ít
Nếu máu kinh thường kéo dài trong khoảng 3 – 5 ngày và ra nhiều nhất vào ngày đầu tiên thì máu báo thai chỉ ra khoảng 2 ngày với lượng máu như nhau, vừa phải không nhiều, một số trường hợp ghi nhận là ít.
Bên cạnh đặc điểm của máu báo thai thì bạn có thể nhận biết tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh là do có thai qua sự thay đổi tâm sinh lý.
1. Tăng cân, thèm ăn, mau đói.
2. Khẩu vị thay đổi, ốm nghén.
3. Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, dễ buồn tủi.
4. Căng tức ngực, mệt mỏi, thèm ngủ, thường bị choáng.
5. Que thử thai 2 vạch.
Ra máu giữa chu kỳ kinh kèm theo các dấu hiệu mang thai
Để biết bạn có mang thai hay không, bạn có thể dùng que thử tại nhà, kết quả báo 2 vạch tức là hàm lượng hormone HCG trong cơ thể bạn đang tăng cao và đây cũng là dấu hiệu của thai kỳ. Để chắc chắn hơn, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa và làm các xét nghiệm lẫn chẩn đoán hình ảnh để cho kết quả chính xác nhất.
*Lưu ý trong thời gian mang thai:
- Ăn mặc thoải mái, giữ tâm trạng ổn định.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đủ theo từng giai đoạn mà bác sĩ tư vấn.
- Khám thai định kỳ theo lời khuyên để quản lý tốt sức khỏe của cả hai mẹ con.
- Kiêng quan hệ tình dục, hoặc quan hệ nhẹ nhàng tránh làm động thai.
- Giữ vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa.
- Không tự ý điều trị bệnh bằng kháng sinh, mọi ý định dùng thuốc đều phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Ra máu giữa chu kỳ kinh không do mang thai
Bên cạnh ý nghĩ mang thai thì đôi khi ra máu giữa chu kỳ kinh lại là dấu hiệu của bệnh phụ khoa, từ những rối loạn bình thường đến những bệnh lý nguy hiểm có thể diễn biến nghiêm trọng nếu để lâu.
1. Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến ở hầu hết nữ giới, thường gặp nhất ở tuổi dậy thì khi hoạt động của buồng trứng chưa ổn định và tuổi tiền mãn kinh khi buồng trứng bị suy giảm chức năng.
Ngoài ra, ra máu giữa chu kỳ kinh do rối loạn kinh nguyệt còn bắt nguồn từ các yếu tố:
- Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc trong thời gian dài.
- Thường xuyên dùng thuốc tây: thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc giảm cân, ….
- Stress, lo âu, áp lực từ công việc và cuộc sống.
- Ăn uống thiếu chất, vận động quá sức.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mất cân bằng nội tiết do cơ thể phải chịu những thay đổi đột ngột, việc tiết hormone không đều đặn ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng gây xáo trộn vòng kinh.
Đa phần sẽ kèm theo hiện tượng trễ kinh, thiểu kinh, chậm kinh.
2. Chấn thương
Chấn thương có thể ở tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo do nạo phá thai, đặt vòng tránh thai, thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục mạnh bạo, v.v…. Chấn thương xảy ra khiến cơ quan sinh dục xuất huyết nên mới có tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh.
Bạn cần cẩn thận với những chấn thương vùng sinh dục vì có thể gây nhiễm trùng, vô sinh.
3. Bệnh phụ khoa
Đa phần những căn bệnh sau đây sẽ gây ra máu giữa chu kỳ hoặc rong kinh.
Polyp
Polyp có thể hình thành ở tử cung hoặc cổ tử cung với hình dạng như một khối u, có thể có một hoặc nhiều khối Polyp. Tuy nhiên đây đều là những khối u lành tính có thể tự khỏi hoặc cần can thiệp phẫu thuật.
Polyp hình thành do cơ quan sinh dục bị tổn thương và nó gây những đợt chảy máu bất thường, vào ngày hành kinh có thể gây chảy máu nhiều và kéo dài.
Đôi khi ra máu giữa chu kỳ kinh là do bệnh tật
U xơ tử cung
U xơ tử cung cũng gây hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh, u xơ có thể lành tính nhưng cũng có thể ác tính và bạn cần loại bỏ khối u ngay khi phát hiện. Trường hợp u xơ còn nhỏ sẽ được chỉ định dùng thuốc nhưng nếu nó phát triển nhanh và có cấu trúc bất thường sẽ phải loại bỏ ngay bằng phẫu thuật.
U xơ tử cung nếu để lâu có thể trở thành bệnh ung thư tử cung đe dọa tính mạng người bệnh, diễn biến ít nghiêm trọng hơn có thể gây vô sinh hiếm muộn.
Bệnh ung thư cổ tử cung
Đây là căn bệnh nguy hiểm cần chữa trị ngay lập tức, phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng cao. Đa phần bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm phải HPV, những bạn nữ chưa quan hệ tình dục có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin.
Bệnh ung thư cổ tử cung gây ra máu giữa chu kỳ, những đợt rong kinh kéo dài với máu kinh màu đỏ đậm, có mùi hôi, vòng kinh ngắn, ngày hành kinh dài có khi lên đến 1 tháng.
Lạc nội mạc tử cung
Là hiện tượng các mô nội mạc bên trong tử cung phát triển xâm lấn cả bên ngoài như buồng trứng, cổ tử cung, ruột, bàng quang, v.v… Các mô nội mạc bên ngoài tử cung có thể bong tróc gây chảy máu bất cứ lúc nào, bao gồm cả tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh, rong kinh, cường kinh.
Rối loạn đông máu
Mô nội mạc dày lên mỗi tháng nhưng cơ chế đông máu gặp trục trặc khiến chúng bong tróc không đúng ngày hành kinh. Đây là căn bệnh nguy hiểm vì nếu chỉ bị tổn thương nhỏ cũng khiến bạn mất một nửa lượng máu trong cơ thể.
Nếu thấy tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh dai dẳng khó cầm thì hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Khắc phục ra máu giữa chu kỳ kinh như thế nào?
Có thể chấn đoán nguyên nhân gây ra máu giữa chu kỳ kinh có đúng là mang thai không bằng cách xét nghiệm thử thai, siêu âm, nội soi qua đường âm đạo, sinh thiết nội mạc tử cung, chụp cộng hưởng từ, chụp CT, … tùy theo bệnh sử, tình hình sức khỏe và mức độ của bệnh mà tiến hành những biện pháp chẩn đoán từ đơn giản đến phức tạp.
Để điều trị, hiện nay có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh. Đối với những bệnh lý Polyp, u xơ, u nang hay khối u thì nhất thiết phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật lại phụ thuộc vào cấu trúc, dị hình, vị trí của các khối u.
Nếu bệnh tình ở mức độ nhẹ bạn sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, theo dõi tại nhà và tái khám theo lịch hẹn.
*Khi nào thì nên gặp bác sĩ?
Bạn cần đi gặp bác sĩ ngay khi tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh kèm theo các biểu hiện:
- Đau bụng dữ dội, toát mồ hôi, choáng, ngất xỉu.
- Máu kinh màu nâu, đen, đỏ sẫm, có mùi, nhiều cục máu đông.
- Ra máu kéo dài và ngày càng nhiều, khó cầm.
- Ra máu lắt nhắt nhưng kéo dài trên 10 ngày.
- Kinh nguyệt thường xuyên bị rối loạn, ra máu giữa chu kỳ ở hai tháng liên tiếp.
*Đến đâu để chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả?
Nếu đang sinh sống và làm việc tại TPHCM, bạn có thể dễ dàng tìm gặp phòng khám đa khoa Hồ Chí Minh, một trong những địa chỉ chữa bệnh phụ khoa và các vấn đề kinh nguyệt uy tín được nhiều người tin tưởng.
Ưu điểm khi khám chữa bệnh tại phòng khám:
- Khám chữa bệnh trực tiếp với bác sĩ nữ có nhiều năm kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và thấu hiểu tâm lý người bệnh.
- Được hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng về quy trình thủ tục thăm khám, chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà.
- Được nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe trong môi trường yên tĩnh, tiện nghi và hiện đại.
- Bảo mật thông tin cá nhân đúng quy định và biết rõ về chi phí khám chữa bệnh.
Còn gì chưa rõ về vấn đề ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không, bạn có thể nhập nội dung vào Khung Chat bên dưới để trao đổi trực tiếp với các chuyên gia tại phòng khám chúng tôi.
Chúc bạn sức khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 7308 8280
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại