tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 09-04-2020 Lượt xem : 2403

  Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ em phải làm sao là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác để có hướng sử lí kịp thời.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ là gì?

  Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ em hay còn gọi là tinh hoàn không đều là tình trạng kích cỡ tinh hoàn ở hai bên không đều nhau. Hiện tượng này khá phổ biến ở bé trai với tỉ lệ 1/1000.

  Các bà mẹ có thể nhận biết được tình trạng thông qua quan sát bằng mắt thường thấy được vùng kín cảu bé trai có một hoặc cả hai bên tinh hoàn đều không xuất hiện. Nguyên nhân do bẩm sinh hoặc các vấn đề bệnh lí liên quan gây nên như:

  Bẩm sinh: theo một số bác sĩ chuyên khoa thì không phải lúc nào hai tinh hoàn của phái mạnh cũng phát triển với kích thước bằng nhau. Đây là hiện tượng phổ biến. Sự chênh lệch hoàn toàn không rõ ràng và hình thành bẩm sinh, không có gì đáng lo ngại.

  Tinh hoàn ẩn: hay còn gọi là lạc tinh hoàn là tình trạng bất thường xảy ra khi tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà phát triển trong ổ bụng. Tinh hoàn có thể bị ẩn ở một bên hoặc cả hai bên. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh (3 – 5%), 3 tuổi (0.8%) và khi đến tuổi trưởng thành chỉ còn khoảng 0.25 – 0.1%.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ em phải làm sao

Tinh hoàn ẩn ở trẻ em

  Xoắn tinh hoàn: bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh hay độ tuổi tử 10 – 15 tuổi. Nguyên nhân do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố (ở tuổi dậy thì) hay các bệnh lí bẩm sinh như tinh hoàn quá di động, tinh hoàn ẩn,... Biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh là đau đột ngột một bên bìu, nôn. Cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời nếu không sẽ gây ra các biến chứng như teo tinh hoàn, viêm nhiễm tinh hoàn.

  Tràn dịch màng tinh hoàn: hiện tượng này xảy ra vì lí do nào đó mà tinh hoàn của trẻ bị tổn thương, khiến cho dịch, máu, mủ bị ứ đọng giữa hai lá tạng (lá dính sát vào tinh hoàn) và lá thành (lá bao quanh bên ngoài lá tạng) của tinh hoàn. Khiến cho một bên tinh hoàn bị sưng to nhưng không có biểu hiện đau hay tấy đỏ ở giai đoạn đầu khiến cho khó khăn trong việc phát hiện sớm bệnh. Bệnh có thể phát triển ngay từ khi bé còn là bào thai bên trong bụng mẹ hay ở những tháng đầu sau sinh, hoặc khi bé được 1 tuổi, 2 tuổi,... Đa số trường hợp bệnh tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị.

  Biến chứng bệnh quai bị: bệnh quai bị nếu không dược điều trị dứt điểm có thể khiến cho các tế bào biểu mô của ống sinh tinh bên trong tinh hoàn bị virus quai bị tiêu diệt gây teo tinh hoàn gây ra hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ em.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ em phải làm sao?

  Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh sản của nam giới. Đây là nơi sản xuất tinh trùng, đồng thời cũng là tuyến nội tiết tố tiết ra hormone testosteron – hormone nam giới. Do đó mọi tổn thương ở cơ quan này đều ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lí và sức khỏe sinh sản của phái mạnh. Vậy nên, phụ huynh cần chú ý quan tâm đến bộ phận nhạy cảm này ở trẻ.

  Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Sydney, Úc đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra thống kê những trẻ em có tinh hoàn bên to bên nhỏ sẽ có nguy cơ:

  ♦Nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn cao gấp 2.5 lần so với bình thường.

  ♦Khả năng có con giảm đến 20%.

  ♦Nguy cơ vô sinh cao và cần được hỗ trợ gấp hai lần để điều trị.

Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ em phải làm sao

Tinh hoàn bên to bên nhỏ ảnh hưởng đến chức năng sinh lí và sinh sản nam giới

  Dựa vào mắt thường hoàn toàn có thể quan sát được tinh hoàn của trẻ có đều hay không. Nếu trẻ gặp phải tình trạng tinh hoàn bên to bên nhỏ không đều nhau thì phụ huynh nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lí phù hợp.

  Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra tinh hoàn cho trẻ bằng cách dùng tay nắn nhẹ bìu nhằm phát hiện sớm các bất thường, giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

  Nếu tình trạng hai bên chỉ chênh lệch nhau một chút thì không cần quá lo ngại. Nhưng nếu có một bên (đặc biệt là bên trái) bị thấp xuống nhiều hơn hẳn so với bên kia thì việc đi khám là hết sức cần thiết. Bởi tình trạng xệ quá mức có thể do bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc thòng ruột gây ra.

  Trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc xác định thì tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác. Việc thăm khám kịp thời sẽ giúp phát hiện các mối nguy hiểm tiềm tàng và có hướng khắc phục chúng một cách hiệu quả nhất, giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản của trẻ về sau, làm giảm nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

  Tuy nhiên, bạn cũng cần lựa chọn cho trẻ một địa chỉ chuyên khoa uy tín, an toàn để đảm bảo chất lượng thăm khám. Phòng khám Đa khoa TPHCM là một trong những cơ sở nam khoa chát lượng nhận được nhiều sự đánh giá cao từ các chuyên gia y tế. Bạn có thể hoàn toàn tin tưởng và đưa trẻ đến đây.

  Hi vọng bào viết Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ em phải làm sao sẽ cung cấp cho bạn được những thông tin cần thiết về nguyên nhân cũng như hướng xử lí tình trạng tinh hoàn không đều ở trẻ. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc liên quan, hãy nhấn vào Khung Chat bên dưới, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí.

  Chúc bạn sức khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường