tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 17-03-2021 Lượt xem : 400

  10 Cách trị khô da tay chân tại nhà hiệu quả nhất sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho da tay và da chân, khắc phục tình trạng khô da, bong tróc da, cải thiện tính thẩm mỹ giúp mọi người cảm thấy tự tin hơn.

CÁCH TRỊ KHÔ DA TAY CHÂN TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT

  Vùng da tay và chân có tần suất tiếp xúc cao nên thường dễ bị khô và bong tróc nếu không được chăm sóc cũng như dưỡng ẩm thường xuyên. Mặc dù không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng tình trạng này có thể tác động tiêu cực tới thẩm mỹ. Hơn nữa, bị khô da tay chân còn có thể là biểu hiện của một số bệnh da liễu mãn tính.

  Để áp dụng cách khắc phục tình trạng da tay, da chân bị khô và bong tróc phù hợp, bạn cần xác định nguyên nhân cụ thể với mức độ tổn thương da. Dưới đây là những cách trị khô da tay chân tại nhà hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

  1. Chăm sóc và dưỡng ẩm da

  Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bị khô da tay chân là do da mất nước và thiếu độ ẩm. Vì vậy nên chú trọng những biện pháp chăm sóc nhằm giữ ẩm, hạn chế hiện tượng thoát hơi nước, làm mềm bề mặt da và cải thiện triệu chứng thô ráp.

  Các cách chăm sóc da tay, da chân bị khô và bong tróc, bao gồm:

  Thay đổi nước rửa tay và loại sữa tấm nếu những sản phẩm chứa nhiều hương liệu, chất tẩy rửa và có độ pH cao.

  ► Sử dụng kem dưỡng nhiều lần trong ngày tùy vào mức độ da bị khô. Nếu thời tiết khô và lạnh, hãy mang bao tay và vớ để hạn chế tình trạng da thoát hơi nước và khô ráp.

10 Cách trị khô da tay chân tại nhà hiệu quả nhất

Sử dụng kem dưỡng ẩm để làm giảm khô da tay chân

  ► Với trẻ em, nên cắt ngắn móng tay, dùng kem dưỡng ẩm và mang bao tay thường xuyên nhằm hạn chế thói quen mút tay.

  ► Mang bao tay cao su khi làm vườn, rửa chén tắm cho thú nuôi, hay khi tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ kích ứng.

  ► Tuyệt đối không gãi, cào hay bóc các mảng da khô ở tay, chân. Thói quen này có thể làm da tổn thương sâu, xây xước, bị chảy máu và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

  ► Uống nhiều nước và dùng máy tạo độ ẩm cũng có thể duy trì độ ẩm và giúp làm giảm hiện tượng bị khô da tay chân.

  ► Không nên chà xát mạnh vào da khi tắm. Thay vào đó hãy dùng loại bông tắm có chất liệu mềm giúp làm sạch dầu thừa và bụi bẩn trên làn da.

  ► Chỉ nên tắm 1 lần/ ngày và không nên tắm quá 15 phút. Tắm thường xuyên hay tắm quá lâu có thể khiến làn da mất độ ẩm và tình trạng da khô ráp trở nên nghiêm trọng hơn.

  ► Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập trung vào những nhóm thực phẩm tốt cho làn da như trái cây, rau xanh, củ, ngũ cốc,…. Đồng thời hạn chế những loại đồ uống và thực phẩm có hại cho da như rượu bia, cà phê, thức ăn chứa nhiều muối, đường và gia vị cay nóng.

  2. Mẹo trị khô da tay chân

  Để cải thiện triệt để hiện tượng khô ráp ở da tay và da chân, bạn có thể áp dụng những mẹo chữa tại nhà như:

   Sử dụng dầu ô liu: Dầu ô liu có chứa axit oleic và axit linoleic, có công dụng dưỡng ẩm, phục hồi màng lipid và giúp tăng cường sản sinh collagen trong cấu trúc da. Bôi dầu ô liu sau khi dùng kem dưỡng giúp tăng khả năng dưỡng ẩm và cải thiện những tổn thương da trong khoảng thời gian ngắn.

10 Cách trị khô da tay chân tại nhà hiệu quả nhất

Dầu oliu giúp làm mềm da, giữ độ ẩm cho da

  ❋ Ngâm tay và chân với dầu dừa: Với các mảng da tay chân bong tróc, không nên dùng tay bóc hay chà xát lên da. Thay vào đó bạn nên ngâm tay chân cùng nước ấm và dầu dừa (tỉ lệ 4 muỗng dầu dừa: 2 lít nước ấm) để làm dịu và giảm viêm. Sau 5 – 10 phút, có thể dùng tay để massage nhẹ giúp loại bỏ những vảy bong mà không làm xây xước hoặc chảy máu da.

  ❋ Dùng vitamin E: giúp dưỡng ẩm và chống oxy hóa cũng như bảo vệ làn da. Do đó bạn có thể sử dụng viên vitamin E tổng hợp thoa lên vùng da tay chân bị khô từ 2 – 4 lần hàng ngày (thoa trước lúc sử dụng kem dưỡng ẩm).

  3. Sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết

  Nếu khởi phát bởi những bệnh lý da liễu mãn tính, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và thực hiện những chẩn đoán cần thiết. Tổn thương da tay chân dạng khô thường xảy ra ở giai đoạn mãn tính. Lúc này, việc điều trị chủ yếu là các loại thuốc sau:

  Thuốc mỡ corticoid: có công dụng giữ ẩm cho da tay chân, hạn chế tình trạng dày sừng và nứt nẻ. Ngoài ra hoạt chất corticoid còn làm ức chế hoạt động miễn dịch, từ đó làm giảm viêm, kháng dị ứng và ngăn ngừa không để tổn thương lan tỏa rộng.

  Thuốc ức chế calcineurin: trường hợp sử dụng corticoid hơn 14 ngày nhưng triệu chứng khô da tay chân chưa thuyên giảm hẳn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc ức chế calcineurin. Loại thuốc này có công dụng tương tự corticoid nhưng không làm mỏng da, teo da và giãn mao mạch.

  Kem bôi chứa Kẽm: được sử dụng để giữ ẩm cho da, hạn chế hiện tượng khô da tay chân và giảm ngứa nhẹ. Ngoài ra, kẽm còn có công dụng làm dịu, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.

  Thuốc kháng histamine H1: khi tổn thương da gây ngứa nhiều, có thể sử dụng loại thuốc kháng histamine H1. Ngoài công dụng giảm ngứa, thuốc còn giúp kiểm soát và hạn chế hình thành những tổn thương mới.

  Trên đây là những cách trị khô da tay chân tại nhà hiệu quả nhất. Với những phương pháp trên, hi vọng bạn đọc sẽ biết cách chăm sóc da tay và da chân cũng như làn da toàn cơ thể mình một cách chu đáo.

  Nếu có bất kì câu hỏi băn khoăn nào cần hỗ trợ giải đáp, bạn hãy nhấn vào KHUNG CHAT bên dưới để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, chính xác nhất.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường