tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 25-03-2021 Lượt xem : 2663

  Bấm lỗ tai bị chảy nước vàng có nguy hiểm không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người khi gặp tình trạng này. Bấm lỗ tai tuy khá đơn giản, nhưng nếu chăm sóc vết thương không đúng cách sẽ dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm tai.

BẤM LỖ TAI BỊ CHẢY NƯỚC VÀNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

  Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sau khi bấm lỗ taI, nếu bạn gặp phải tình trạng chảy nước vàng, bị viêm sưng, đau nhứt,...thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hay dị ứng khuyên tai.

  Bấm lỗ tai bị chảy nước vàng thông thường do nhiễm trùng tai. Hiện tượng này không quá nguy hiểm nếu như được xử lý kịp thời. Nhưng nếu chủ quan chậm trễ trong việc chữa trị sớm, nhiễm trùng lây lan sang phần sụn sẽ có thể phát triển thành mô sẹo.

  Bên cạnh đó, một vấn đề mà bạn cần lưu ý là khi có các dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng thì đừng nên cố tự điều trị tại nhà. Đặc biệt là trường hợp nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có nguy cơ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nến như việc điều trị không được tiến hành đúng cách.

  Nếu biểu hiện bấm lỗ tai bị chảy nước vàng kéo dài nhiều ngày, tai xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường khác như sưng đau, có mủ, ở xung quanh lỗ tai bấm có màu đỏ hay màu hồng đậm, thậm chí là chảy máu, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

  Nhiễm trùng tai không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới thính giác, nghiêm trọng gây thủng màng nhĩ, mất thính lực nên tuyệt đối không nên chủ quan.

Bấm lỗ tai bị chảy nước vàng có nguy hiểm không?

Bấm lỗ tai bị chảy nước vàng có nguy hiểm không?

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NHIỄM TRÙNG SAU KHI BẤM LỖ TAI

  Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai, bạn cần lưu ý để phát hiện kịp thời:

  ► Quan sát xem vị trí bấm lỗ tai có đỏ hơn không. Lỗ xỏ khuyên khi mới xỏ thường sẽ có màu hơi hồng và thường hết ngay sau vài ngày, tình trạng này không kéo dài lâu. Vì vậy, nếu hiện tượng đỏ tai không thuyên giảm mà ngược lại ngày càng lan rộng thì đó là triệu chứng cho thấy nguy cơ nhiễm trùng.

  ► Quan sát xem có biểu hiện viêm sưng tai hay không. Vùng da xung quanh vị trí bấm lỗ tai sẽ có sưng trong vòng 48 giờ sau khi bấm là biểu hiện bình thường do cơ thể đang thích nghi với vết thương. Nhưng nếu sau khoảng thời gian này, biểu hiện sưng vẫn không giảm bớt, thậm chí còn bị viêm và đau nhức hơn. Thì đây chính là triệu chứng của nhiễm trùng cần được xử lý gấp.

  ► Đau nhức là một phản ứng bình thường của cơ thể, thường sẽ giảm dần sau khoảng 2 ngày bấm lỗ tai. Nhưng nếu sau khoảng thời gian này, vết thương trên tai vẫn bị nhói, đau, nhức và ngày càng nặng hơn thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

  ► Sờ xem vùng da tại vị trí bấm lỗ tai có bị nóng không. Nếu như nhiễm trùng, bạn sẽ cảm thấy vùng này như đang tỏa nhiệt hay nóng khi sờ vào. Lưu ý là nên vệ sinh tay sạch sẽ trước lúc chạm vào vùng vết thương.

  ► Quan sát xem có triệu chứng tiết dịch vàng bất thường hay chảy mủ có mùi hôi tại vùng vết thương không, nếu có thì đây chính là biểu hiện của viêm nhiễm. Lỗ bấm khuyên mới có thể rỉ ra một chất lỏng trong hay trắng, sau đó đóng vảy ở xung quanh khuyên tai, nhưng đây là biểu hiện bình thường.

CHĂM SÓC LỖ BẤM KHUYÊN ĐÚNG CÁCH ĐỂ KHÔNG BỊ VIÊM NHIỄM

  Làm vệ sinh lỗ bấm khuyên đúng cách. Chuyên viên bấm lỗ tai sẽ có hướng dẫn cụ thể về cách làm vệ sinh lỗ bấm khuyên mới và giới thiệu những sản phẩm rửa vết thương. Các loại khuyên bấm khác nhau có các yêu cầu khác nhau trong việc vệ sinh, do đó bạn nên xem bản hướng dẫn được viết ra rõ ràng. Cụ thể, bạn hãy tuân theo các hướng dẫn đơn giản dưới đây:

Bấm lỗ tai bị chảy nước vàng có nguy hiểm không?

Chăm sóc lỗ tai sau bấm để tránh bị viêm nhiễm

  Rửa sạch lỗ bấm khuyên bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn không mùi.

  ☘ Không dùng cồn tẩy rửa hay ô xy già để rửa lỗ xỏ khuyên mới. Các chất này quá mạnh nên có thể gây tổn thương hoặc kích ứng da.

  ☘ Tránh sử dụng kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Các sản phẩm này bắt bụi và những mảnh vụn, hơn nữa còn không để cho lỗ bấm khuyên được “thở”.

  ☘ Không sử dụng muối ăn để rửa lỗ xỏ khuyên. Bạn chỉ nên sử dụng muối biển không chứa i-ốt pha với nước ấm để rửa.

  ☘ Rửa lỗ bấm khuyên thường xuyên theo hướng dẫn của chuyên viên trước đó, không nhiều hơn cũng không ít hơn. Vệ sinh ít lần có thể khiến bụi đất, vảy và da chết tích tụ. Nhưng nếu rửa quá nhiều cũng có thể gây kích ứng và làm khô da. Cả hai đều sẽ không tốt cho quá trình phục hồi.

  ☘ Nhẹ nhàng tháo hay vặn đồ trang sức khi rửa để dung dịch vào trong lỗ bấm khuyên và bao bọc đồ trang sức. Điều này có thể không phù hợp với mọi kiểu lỗ xỏ khuyên, vì vậy bạn nên hỏi chuyên viên xỏ khuyên trước.

  Đến đây, bạn đọc cũng đã biết được Bấm lỗ tai bị chảy nước vàng có nguy hiểm không. Bên cạnh việc chăm sóc sau khi bấm khuyên đúng cách, thì bạn cần lựa chọn nơi xỏ khuyên có uy tín, đảm bảo quy trình bấm lỗ tai được khử trùng sạch sẽ và thực hiện hởi chuyên viên có tay nghề cao.

  Nếu bạn đang gặp vấn đề với lỗ bấm khuyên, bạn có thể nhờ tư vấn từ các chuyên gia của chúng tôi khi nhấn vào KHUNG CHAT bên dưới.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường