tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 04-03-2020 Lượt xem : 2725

  Bệnh giang mai có ngứa không và Dấu hiệu nhận biết bệnh ban đầu là băn khoăn chung của rất nhiều người. Giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Bệnh giang mai có ngứa không và Dấu hiệu nhận biết bệnh ban đầu

  Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra gây ra. Giang mai lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, một số trường hợp bị lây do tiếp xúc hay dùng chung đồ cá nhân với người bệnh, hoặc bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con trong tử cung hoặc khi sinh. Nếu không chữa trị có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt và xương, một số trường hợp có thể gây tử vong. Sau khi ủ bệnh, bệnh giang mai bắt đầu có những biểu hiện ra bên ngoài và phát triển qua 4 giai đoạn.

  Giang mai giai đoạn 1 và dấu hiệu nhận biết ban đầu: Sau khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, người bệnh sẽ ủ bệnh trong vòng 10 – 90 ngày. Thời gian cụ thể nhanh hay chậm tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Ở giai đoạn đầu, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Dấu hiệu nhận biết bệnh ban đầu là việc xuất hiện các vết loét có hình bầu dục hoặc hình tròn màu đỏ, nhẵn và không gây ngứa ngáy. Các vết loét này được gọi là săng giang mai. Biểu hiện của săng giang mai là khác nhau phụ thuộc vào giới tính.

Bệnh giang mai có ngứa không và Dấu hiệu nhận biết bệnh ban đầu

Hình ảnh săng giang mai

  ♦Ở nam giới: Vết săng thường xuất hiện ở lỗ sáo, quy đầu, bìu, môi , bên trong khoang miệng hay bên trong lỗ hậu môn (đối với người có quan hệ đồng tính),…

  ♦Ở nữ giới: Vết săng giang mai ở nữ thường phát triển âm thầm, kín đáo, khó nhận biết hơn so với nam giới, các bộ phận xuất hiện đầu tiên như cổ tử cung, âm đạo, môi lớn, môi bé, miệng, lưỡi,…

  Các vết săng này sẽ tự biến mất sau khoảng 2 – 6 tuần mà không cần điều trị. Việc này khiến người bệnh lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi và chủ quan không hề hay biết bệnh đã chuyển biến nặng hơn và chuyển sang giai đoạn 2.

  Giang mai giai đoạn 2: Sau khi các vết săng biến mất được khoảng 4 – 10 tuần thì bệnh chuyển sang giai đoạn 2 với các biểu hiện như cơ thể nổi các nốt ban màu hồng, mọc đối xứng nhau, chủ yếu tập trung ở vùng lưng, mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay, bàn chân. Các nốt ban này sẽ không gây ngứa, gây đau, khi ấn mạnh sẽ biến mất. Một số trường hợp người bệnh xuất hiện thêm các mảng sần hay vết bỏng viêm loét trên bề mặt da. Bên tỏng các nốt có chứa dịch và nước, dễ vỡ khi chạm vào và việc tiếp xúc với chúng sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ có một số triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi, sốt, đau họng,…

  Tương tự như giai đoạn 1, các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn 2 cũng tự biến mất sau khoảng 2 – 6 tuần mà không cần điều trị.

  Giang mai giai đoạn 3: giai đoạn này còn được gọi là giang mai giai đoạn tiềm ẩn. Bởi vì trong khoảng thời gian này sẽ không xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng của bệnh. Việc này khiến cho người bệnh lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi. Thực chất, lúc này xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào máu và bắt đầu có khả năng lây nhiễm qua đường truyền máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm với người khác. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Bệnh giang mai có ngứa không và Dấu hiệu nhận biết bệnh ban đầu

Giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

  Giang mai giai đoạn cuối: giai đoạn này thường xảy ra sau từ 3 – 15 năm kể từ thời điểm phơi nhiễm bệnh. Thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh giang mai, xoắn khuẩn đã ăn sâu vào một số tổ chức khu trú trong cơ thể con người và gây ra những biến chứng nguy hiểm bao gồm giang mai tim mạch, giang mai thần kinh, gôm hoặc củ giang mai và cũng không gây ngứa.

  Vậy chúng ta đã có thể trả lời cho câu hỏi “Bệnh giang mai có ngứa không và Dấu hiệu nhận biết bệnh ban đầu”. Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn với các triệu chứng khác nhau nhưng không có giai đoạn nào gây ngứa như một số người lầm tưởng. Ngoài ra, các biểu hiện bệnh giang mai ở giai đoạn đầu thưởng tự biến mất sau một khoảng thời gian mà không cần điều trị dễ khiến cho người bệnh có tấm lý chủ quan cho rằng không mắc bệnh hoặc bệnh đã tự khỏi. Việc này khiến cho bệnh giang mai ngày càng chuyển biến nặng qua các giai đoạn tiếp theo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là tử vong. Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh, từ đó phát hiện sớm bệnh giang mai. Nếu có phơi nhiễm trước đó như tiếp xúc, dùng chung đồ cá nhân với người bệnh, quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn mà có các biểu hiện nghi nhiễm bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhanh chóng dứt điểm bệnh.

  Phòng khám Đa khoa TPHCM là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh xã hội được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Với phương pháp điều trị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao, phòng khám đã điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh xã hội nói chung và bệnh giang mai nói riêng.

  Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ mặc bệnh hoặc có câu hỏi cần giải đáp, đừng ngần ngại, hãy nhấn vào Khung Chat bên dưới để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn miễn phí.

  Chúc bạn sức khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường