tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 04-03-2020 Lượt xem : 2725

  Bị giang mai có con được không và Có sinh thường được không là băn khoăn của rất nhiều chị em khi mắc bệnh. Giang mai có thể lây cho thai nhi qua từng thời kỳ. Vì vậy chị em cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn phù hợp với tình trạng của mình.

Bị giang mai có con được không? Có sinh thường được không

  Bệnh giang mai không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Chị em vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, việc mắc giang mai ở phụ nữ có thai là rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người mẹ.

  Các nghiên cứu cho thấy rằng, phụ nữ mắc giang mai trong 4 năm đầu tiên nếu không được điều trị sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi cao. Trong khoảng tháng thứ 4 và tháng thứ 5 của thai kỳ, nhau thai cho phép máu của người mẹ dễ dàng trao đổi với thai nhi tạo cơ hội cho xoắn khuẩn dễ dàng xâm nhập vào thai nhi và lây nhiễm bệnh. Tình trạng này gây ra nhiều biến chứng nặng nề như:

Bị giang mai có con được không? Có sinh thường được không

Bị giang mai có con được không? Có sinh thường được không?

  Sảy thai: trong giai đoạn từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, mẹ bầu có thể sảy thai do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể thai nhi làm tổn thương các cơ quan nội tạng dẫn đến sảy thai.

  Thai chết lưu: xoắn khuẩn sau khi xâm nhập vào nhau thai có thể gây ra viêm tác động mạch, khiến cho thai nhi không thể nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, rất khó giữ thai dẫn đến tình trạng thai chết lưu. Theo thống kê, tỷ lệ này chiếm đến 8% trước khi sinh. Ngoài ra, thai phụ mang thai từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 đã có dấu hiệu sinh non.

  Trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai bẩm sinh:

  Trường hợp trẻ bị lây nhiễm do người mẹ lây truyền trong quá trình mang thai gọi là giang mai bẩm sinh. Giang mai bẩm sinh bao gồm nhiều thể là giang mai bẩm sinh sớm và giang mai bẩm sinh muộn, biểu hiện bệnh cũng khác nhau tùy vào mức độ nhiễm nặng hay nhẹ.

  ♦Giang mai bẩm sinh sớm: thường xuất hiện trong khoảng hai năm đầu đời của trẻ. Ở mức độ nhẹ, sau khoảng vài ngày hoặc 6 đến 8 tuần, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện bọng nước ở lòng bàn tay và bàn chân, vết nứt ở mép hoặc quanh lỗ mũi, chảy nước mũi có lẫn máu, khó thở,… Sau khoảng 6 tháng đầu, trẻ có thể gặp biến chứng viêm xương và sụn ở các xương dài với một số biểu hiện như xương to, đau các đầu xương khiến trẻ khó khăn trong vận động; viêm sụn giả liệt Parrot với biểu hiện đau ở đâu xương dài về đêm do đầu xương rời khỏi thân dẫn đến liệt. Đến khi trẻ được 2 tuổi có thẻ xuất hiện chứng viêm xương và màng xương ở các đốt ngón tay, ngón chân.

  ♦Giang mai bẩm sinh muộn: là tình trạng bệnh biểu hiện khi trẻ trên 3 tuổi, có khi đến 5 – 6 tuổi, thậm chí là đến khi trưởng thành. Bệnh giang mai lúc này có triệu chứng giống giang mai giai đoạn thứ hai hoặc không có triệu chứng lâm sàng như giang mai giai đoạn kín.

Bị giang mai có con được không? Có sinh thường được không

Giang mai bẩm sinh nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ

  Vậy Bị giang mai có con được không và Có sinh thường được không? Các chuyên gia khuyến cáo nữ giới khi đang mắc giang mai không nên có kế hoạch sinh con. Bởi vì quá trình truyền bệnh có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, hậu quả dẫn đến thai chết lưu hoặc gặp nhiều vấn đề về sơ quan như mắt, tai, gan, xương, da và tim của thai nhi.

  Mặc dù bệnh giang mai không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Nhiều bệnh nhân đã từng bị giang mai vẫn có thể sinh con như thường. Tuy nhiên, để tránh những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của mẹ và bé thì nữ giới cần điều trị dứt điểm giang mai trước khi có ý định mang thai. Bên cạnh đó, giang mai là bệnh xã hội lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục nên nữ giới cần thực hiện điều trị cùng với người chồng để việc điều trị bệnh được hiệu quả. Đồng thời cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám đúng hẹn để chắc chắn giang mai đã khỏi.

  Trường hợp nếu đã mang thai khi đang mắc bệnh giang mai, thai phụ cần có một số biện pháp phòng ngừa để hạn chế khả năng lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh cho thai nhi đang phát triển. Và tham khảo phương pháp sinh phù hợp vối tình trạng của mình từ bác sĩ.

  Lưu ý để giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai khi mang thai:

  Quan hệ chung thủy một vợ một chồng hoặc bạn tình, và đảm bảo đối phương cũng không mắc bệnh giang mai.

  Sử dụng bao sao su đúng cách để bảo vệ khi quan hệ tình dục.

  Không dùng chung đồ cá nhân, hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.

  Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm xác định và có hướng xử lý kịp thời. Đối với giang mai và thai kỳ, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên sàng lọc giang mai tỏng ba tháng đầu. trường hợp đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ hành nghề mại dâm cần xét nghiệm thêm trong 3 tháng cuối.

  Hi vọng bài viết Bị giang mai có con được không và Có sinh thường được không sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề giang mai và thai kỳ. nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy nhấn vào Khung Chat bên dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

  Chúc bạn sức khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường