Cách trồng cây chùm ngây? Cây có tác hại gì không?
Cách trồng cây chùm ngây thế nào và Cây có tác hại gì không? Mặc dù cây chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn loại rau này cũng tốt.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY CHÙM NGÂY
Cây chùm ngây được biết đến là loại cây chứa nhiều các khoáng chất và vitamin, đóng vai trò là hoạt chất chống oxy hóa do những gốc tự. Hơn nữa, các bộ phận của cây chùm ngây chứa nhiều thành phần hóa học như benzylanin, alcaloid, pterygospermin,... hỗ trợ mang lại nhiều giá trị trong y học. Những công dụng của cây chùm ngây không thể bỏ qua gồm:
1. Là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng
Đây được coi là mẫu thực phẩm rất tốt cho người ăn chay trường, bới loại rau này có chứa hàm lượng chất đạm khá lớn có khả năng thay thế cho chất đạm có trong động vật.
2. Cải thiện sức khỏe xương
Lượng photpho cùng với canxi có trong lá chùm ngây sẽ giúp phòng tránh loãng xương cũng như giúp xương chắc khỏe.
3. Hỗ trợ điều trị rối loạn dạ dày
Nhờ chức năng kháng khuẩn, kháng acid, histamin mà chùm ngây được coi là một loại thuốc giúp phòng ngừa cũng như hỗ trợ trị bệnh rối loạn ở dạ dày hiệu nghiệm.
Cây chùm ngây mang lại nhiều công dụng
4. Tăng khả năng miễn dịch
Một sức đề kháng khỏe mạnh là điều quan trọng đối với cơ thể và cây chùm ngây sẽ hỗ trợ bạn có một hệ miễn dịch tốt nhờ vào làm lượng lớn những chất dinh dưỡng tổng hợp có trong loại rau này.
5. Bảo vệ hệ tim mạch
Cây chùm ngây có chứa đến 46 chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ hệ tim mạch của bạn luôn khỏe mạnh.
6. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Chùm ngây giúp kích thích sản sinh Insulin, từ đó ổn định đường huyết và hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.
7. Phòng ngừa ung thư
Chùm ngây được nhiều người biết đến do khả năng điều trị cũng như phòng chống nhiều bệnh ung thư. Trong đấy phải kể tới khả năng chống lại bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Nhờ vào khả năng kháng viêm, ổn định nội tiết tố, đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể,… mà chùm ngây có thể hạn chế nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, tăng cường hệ đề kháng giúp chống lại bệnh tật.
8. Chùm ngây giúp chữa trị nám
Trong chùm ngây có nhiều hoạt chất có công dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt và hạn chế các nguyên nhân hình thành nám, tàn nhang. Chất cytokinin có công dụng đặc biệt giúp làm mờ thâm, nám và phòng ngừa lão hóa hiệu quả.
9. Giúp mắt khỏe hơn
Trong rau chùm ngây có chất chống oxy hóa có khả năng hỗ trợ ức chế sự dày lên của màng mao mạch cũng như phòng tránh rối loạn chức năng võng mạc. Nhờ đó giúp mắt sáng hơn và khỏe hơn.
10. Bổ máu
Những người bệnh thiếu máu hay có hồng cầu hình lưỡi liềm được khuyên nên ăn rau chùm ngây vì loại rau này có lượng sắt cao gấp 3 lần cải bó xôi.
CÁCH TRỒNG CÂY CHÙM NGÂY
Cây chùm ngây là một loại cây đặt biệt, có giá trị cao. Cây được sử dụng trong phòng lụt, làm thuốc điều trị bệnh, là nguồn thực phẩm cho động vật,... Chính vì tính đa tác dụng như trên, mà nhiều người đã tìm hiểu cách trồng cây chùm ngây để tiện sử dụng.
Thời vụ phù hợp gieo ươm cây chùm ngây là từ tháng 5 cho đến tháng 8. Sau 6 – 8 tháng trồng thì cây chùm ngây bắt đầu cho trái. Quả được thu hoạch 2 đợt vào giữa tháng 3 – tháng 4 và tháng 9 – tháng 10.
Để trồng cây chùm ngây, bạn cần tiến hành như sau:
Chậu cây đựng hỗn hợp ruột bầu hay túi bầu PE 11 x 20cm. Ruột bầu chứa 80% đất mặt tầng AB và 20% phân hữu cơ đã hoai. Đối với đất làm ruột bầu cần được đập sàn nhỏ rồi trộn đều với phân, sau đó đổ đầy vào bầu rồi xếp thành luống có chiều ngang 0,8 – 1m, 2 luống cách nhau khoảng 0,4m.
Cây chùm ngây có teher trồng bằng hạt
Hạt cậy chùm ngây mang ngâm trong nước ấm 60 độ C trong khoảng 24 giờ rồi mang đi gieo. Đặt hạt vào sâu khoảng 25mm dưới lớp đất xốp, phủ đất lại rồi nén nhẹ. Hạt nảy mầm sau khoảng 3 – 6 ngày, sau đó cây sẽ ló ra khỏi mặt đất sau khoảng 1 tuần. Trong thời gian gieo ươm phải đảm bảo đất trong chậu mát và luôn có độ ẩm vừa phải.
CÂY CHÙM NGÂY CÓ TÁC HẠI GÌ KHÔNG?
Bên cạnh những công dụng đối với sức khỏe thì cây chùm ngây có tác hại gì không? Các chuyên gia cho biết, nếu bạn ăn rễ cây hoặc dùng chiết xuất chùm ngây quá nhiều có thể dẫn tới tê liệt và gây tử vong.
Theo tổng hợp từ nhiều nguồn tin, cây chùm ngây có khả năng dẫn đến các tác dụng phụ như: tê liệt, tổn thương gan, gây tiêu chảy. Để giảm bớt tác dụng phụ bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn trước khi sử dụng loại cây này.
Bạn cũng không nên ăn quá nhiều rau chùm ngây vì trong rau chứa nhiều dưỡng chất, hàm lượng canxi và vitamin C. Do đó, nếu ăn quá nhiều loại rau này có thể dẫn tới thừa vitamin C, canxi, gây ra các biến chứng xấu cho sức khỏe.
Bạn cũng nên hạn chế việc ăn chùm ngây vào buổi tối vì loại cây này cũng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.
Ngoài ra, loại rau này còn chứa chất alpha – sitosterol tác dụng co cơ trơn tử cung dễ gây sẩy thai. Do đó, phụ nữ đang mang thai không nên ăn chùm ngây, nhất là vào giai đoạn đầu của thai kỳ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Chúng ta vừa tìm hiểu về cách trồng cây chùm ngây thế nào và cây có tác hại gì không. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác về loại cây này, đừng ngần ngại, hãy nhấn vào BẢNG BÊN DƯỚI hoặc gọi tới đường dây nóng 028 6285 7515 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ các chuyên gia.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 7308 8280
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại