tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 16-06-2022 Lượt xem : 319

  Cây bầu đất có đặc điểm với công dụng và lưu ý khi dùng như thế nào? Đây là loại cây mọc dại nhưng có nhiều công dụng khám chữa bệnh và được dân gian sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên bạn không nên tùy tiện sử dụng loại cây này khi chưa biết rõ về nó.

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY BẦU ĐẤT

  Bầu đất là loại cây thân thảo dài khoảng 1 mét, mọc bò và hơi leo. Thân cây có màu xanh lục hay màu tím tía, nhẵn bóng và mọng nước, được phân thành nhiều nhánh nhỏ.

  Cây bầu đất có phần lá dày, hình tù hoặc hình trứng, nhọn dần về phía đầu lá. Mép lá hình răng cưa đều, phần cuống ngắn khoảng 4 – 7cm, mọc so le.

  Loại cây này có hoa màu vàng, mọc ở đầu cành hay qua kẽ lá thành cụm. Quả bầu đất có hình trụ, phần đỉnh có màu lông màu vàng hoặc trắng.

  Cây bầu đất thường mọc hoang ở những nơi đất ẩm ướt, ở các địa phương chủ yếu trồng để làm thuốc điều trị bệnh hoặc để lấy rau ăn. Không chỉ xuất hiện nhiều ở nước ta, loại cây này còn xuất hiện nhiều ở các quốc gia khác thuộc khi vực châu Á như: Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin…

Cây Bầu Đất: Đặc Điểm, Công Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng

Cây Bầu Đất

CÔNG DỤNG CÂY BẦU ĐẤT VÀ LƯU Ý KHI DÙNG

  Là loại cây mọc hoang khá nhiều ở nước ta, nên ít ai biết rằng cây bầu đất có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Công dụng của cây bầu đất như sau:

  ■ Trị viêm bàng quang: Sắc bầu đất với ý dĩ sao và bột thổ tam thất với liều bằng nhau, mỗi lần 10 – 15g. Ngày uống 2 lần.

  ■ Trị đau mắt: Lá bầu đất rửa sạch, giã nhỏ với vài hạt muối rồi đắp lên mắt đau.

  ■ Trị bầm tím phần mềm bởi chấn thương: Lá bầu đất tươi đem đi rửa sạch, giã nát với vài hạt tiêu rồi đắp vào vị trí bị bầm. Mỗi ngày đắp một lần, lượng thuốc tùy vào kích thước vết bầm.

  ■ Trị chứng tiểu dầm ở trẻ nhỏ: Nấu canh bầu đất cho trẻ ăn mỗi ngày, nên ăn vào buổi trưa với lượng vừa đủ.

  ■ Điều trị viêm họng, ho khan, ho gió, ho có đờm: Nhai vài lá rau bầu đất đã rửa sạch, ngậm nước nuốt dần.

  ■ Chữa viêm phế quản mạn: Nấu canh rau bầu đất với tôm tươi hoặc thịt heo nạc ăn với cơm.

  ■ Trị vết thương chảy máu: Đắp rau bầu đất đã rửa sạch lên vết thương giúp cầm máu và bớt đau nhức, viêm sưng.

  ■ Hỗ trợ trong điều trị đái tháo đường: Nhai nuốt lá bầu đất ngày 2 lần sáng chiều, mỗi lần 7 – 9 lá có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu hiệu quả mà không gây ra phản ứng phụ. Có thể kết hợp với những vị thuốc chữa đái tháo đường khác.

  ■ Điều trị va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất với vài hạt hồ tiêu dùng để đắp vào vết thương, thay miếng đắp mỗi 3 giờ, thực hiện trong 3 ngày.

  ■ Trị đái dắt, đái buốt: rửa sạch 80g bầu đất, sắc với 700ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Liệu trình trong 10 – 15 ngày. Hoặc có khả năng sử dụng bài thuốc sau: mã đề 20g, râu ngô 20g, bầu đất 30g đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, ngày chia làm 2 lần uống trong 10 ngày.

  ■ Điều trị khí hư, bạch đới: 20g bầu đất, 15g rễ củ gai sao vàng, 12g kim ngân hoa, 15g cỏ xước, 16g cam thảo đất, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

Cây Bầu Đất: Đặc Điểm, Công Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng

Canh bầu đất nấu tôm điều trị nhiều vấn đề

  ■ Trị táo bón, kiết lỵ: Hòa một nắm lá bầu đất đã giã nát với 100ml nước sôi để nguội, uống vào hai buổi sáng và chiều, liên tiếp trong 5 – 6 ngày.

  ■ Chữa mất ngủ: Nấu canh, xào hay ăn tươi lá bầu đất thường xuyên sẽ có điều hòa máu huyết, tác dụng an thần, giúp người dùng thuận lợi đi vào giấc ngủ sâu.

  ■ An thần, bổ máu, hạ cholesterol: Luộc hoặc nấu canh bầu đất như một loại rau xanh dùng để ăn mỗi ngày.

  ■ Hỗ trợ chữa ung thư: Hãm 100g bầu đất tươi hoặc 30g cây khô với 800ml nước sôi trong 20 phút rồi dùng để uống thay nước lọc. Hoặc lấy 20g bầu đất khô, kết hợp với 20g cây xạ đen, 20g nấm lim xang đem rửa sạch, nấu với 1,2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa còn khoảng 600ml nước chia ra uống nhiều lần trong ngày.

  Lưu ý khi dùng bầu đất:

  ■ Cần nhận biết đúng loại cây này, không nhầm lẫn với cây mật gấu cho lá. Vì nhiều nơi hiện nay đang gọi cây bầu đất là cây mật gấu. Đặc điểm dễ dàng giúp xác định sự khác biệt giữa hai loại cây này là cây mật gấu cho lá là loại cây lớn, có thể cao tới 3 mét, lá có kích thước lớn hơn nhiều so với lá cây bầu đất.

  ■ Thận trọng khi sử dụng loại cây này cho phụ nữ mang thai.

  Trên đây là những chia sẻ về Cây bầu đất có đặc điểm với công dụng và lưu ý khi dùng như thế nào? Tuy là loại cây mọc dại nhưng bầu đất có nhiều công dụng trong chữa trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý và tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

  Nếu còn thắc mắc nào khác về vị thuốc này, vui lòng nhấn vào KHUNG CHAT dưới đây hay gọi tới HOTLINE 028 6285 7515 để được tư vấn miễn phí.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường