tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 14-12-2022 Lượt xem : 285

  Cây cam thảo nam có hình ảnh với tác dụng và tác hại thế nào? Loại cây này từ lâu đã là vị thuốc nam quý, với nhiều tên gọi quen thuộc như dã cam thảo, thổ cam thảo, cây thảo nam,... và được sử dụng rộng rãi trong Y học dân tộc.

HÌNH ẢNH, GIỚI THIỆU VỀ CÂY CAM THẢO NAM

  Cây cam thảo nam hay còn được gọi là cây cam thảo đất, thổ cam thảo, dã cam thảo,... có vị ngọt, đắng, tính mát. Từ lâu, cây cam thảo nam đã được dân gian sử dụng như một vị thuốc nam quý. Với tác dụng lành tính, công dụng hiệu quả mà loại thảo dược này được sử dụng làm thuốc rộng rãi trong Y học dân tộc hàng ngàn năm qua.

  Toàn thân cây cam thảo nam đều được sử dụng để làm dược liệu với tên biệt dược là Herba Scopariae dulcis. Loại cây này mọc hoang ở những bờ ruộng, bờ ao, đầm lầy ẩm thấp ở vùng nhiệt đới. Cam thảo nam được tìm thấy ở miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, cũng như cả châu Mỹ. Tại nước ta, loại cây này cũng mọc hoang ở khắp nơi, ven những bờ ruộng, đường đi.

  Cây cam thảo nam mọc đứng, cao từ 30 – 80 cm, thân thảo, tròn, mềm, nhẵn hóa gốc ở gốc, rễ hình trụ to. Lá cây mọc đối thành một vòng 3 lá hay mọc đơn. Phiến lá thuôn hình mác hoặc hình trứng, có răng cửa ở nửa ở trên của lá, lá không có lông.

  Hoa cam thảo nam mọc riêng lẻ ở nách lá. Ở mỗi nách lá có từ 4 – 7 hoa nhỏ. Mùa hạ cây sẽ ra hoa. Hoa cam thảo nam có màu trắng, không có lông, nửa dưới nguyên, nửa trên hoa có răng cưa,. Quả cây có hình cầu, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ.

Cây cam thảo nam: Hình ảnh, Tác dụng, Tác hại

Hình ảnh cây cam thảo nam

TÁC DỤNG CỦA CÂY CAM THẢO NAM

  Theo Đông y, cây cam thảo nam có những tác dụng bao gồm:

  ■  Thanh nhiệt, mát gan, giải độc cơ thể.

  ■  Nhuận phế.

  ■  Lợi tiểu, kiện tỳ.

  ■  Hạ đường huyết, giúp ngăn chặn, cải thiện cũng như chữa trị tiểu đường.

  ■  Chữa ho, giải cảm, điều trị viêm họng.

  ■  Thấp cước khí, rôm sởi ở con nít.

NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CÂY CAM THẢO NAM

  Với những tác dụng kể trên, cây cam thảo nam đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc bạn có thể tham khảo:

  1. Trị cảm cúm

  Chuẩn bị cam thảo nam 30 gram, bạc hà 9 gram, rau diếp cá 9 gram. Các nguyên liệu sau khi sơ chế thì đem tất cả đi sắc thành thuốc, dùng uống. Người bệnh cũng có thể kết hợp cam thảo nam với mạn kinh, sài hồ nam, cỏ tranh, rau má, kim ngăn, rau kinh giới để tăng tính dược liệu của bài thuốc.

  2. Chữa mẩn ngứa, dị ứng phát ban, mề đay

  Dùng cây cam thảo nam trị bệnh ngoài da kết hợp với lá mã đề, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, 20 gram mỗi loại. Sơ chế các nguyên liệu trên rồi đem đi sắc thành thuốc dùng uống. Mỗi ngày dùng một thang, uống thuốc liên tục trong 2 – 3 tuần kết hợp với việc theo dõi cải thiện ngoài da.

  3. Chữa sốt phát ban

  Bài thuốc sử dụng cây cam thảo nam khô để tăng dược tính. Nguyên liệu gồm cam thảo nam, sài đất, cỏ nhọ nồi 15 gram mỗi vị, cây trắc bá 12 gram và củ sắn dây20 gram. Sau khi rửa sạch các nguyên liệu trên thì đem sắc thành thuốc uống, mỗi ngày uống một thang.

  4. Chữa mụn nhọt sưng đau

  Bài thuốc dùng các nguyên liệu gồm sài đất, cam thảo nam, kim ngân hoa mỗi loại 20 gram. Đem những nguyên liệu trên đi rửa sạch, sau đấy sắc thành thuốc tới khi cạn còn khoảng 2/3 ấm. Mỗi ngày uống một thang. Bài thuốc này có khả năng dùng nguyên liệu khô hoặc tươi đều được.

TÁC HẠI CỦA CÂY CAM THẢO NAM

  Cam thảo nam mặc dù mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe thế nhưng điều đấy không có nghĩa nó hoàn toàn an toàn. Dùng cam thảo sai cách sẽ gây hại cho cơ thể.

  Không nên dùng cam thảo nam điều trị dài ngày vì trong cam thảo có chứa 6-14%, thậm chí đến 23% glycyrizin. Đây là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, có độc tố yếu khi dùng qua đường miệng. Do đó, nếu như uống quá nhiều cam thảo đặc sẽ dẫn đến giảm kali máu, tăng huyết áp.

  Vào mùa hè, nhiều người dùng cam thảo nam và nhân trần để làm nước uống hàng ngày, điều này hoàn toàn sai lầm.

Cây cam thảo nam: Hình ảnh, Tác dụng, Tác hại

Nhiều người chọn nước cam thảo và nhân trần để giải khát mùa hè

  Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn dùng để giảm đau nhức đầu, mát gan, cảm nhiệt. Cả nhân trần và cây cam thảo nam đều có những tác dụng tốt tuy nhiên khi kết hợp chúng lại với nhau sẽ gây hại, bởi nhân trần có tính loại trừ nước trong khi cam thảo thì ngược lại.

  Do đó mà thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo tiềm ẩn tác hại cho sức khỏe bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

NHỮNG AI KHÔNG NÊN DÙNG CAM THẢO NAM

  Cam thảo nam kết hợp với nhân trần có khả năng gây mất sữa hay ít sữa ở những người phụ nữ đang cho con bú. Hơn thế nữa, nhân trần có tính lợi tiểu nên sẽ thải nhiều những chất dinh dưỡng, dẫn đến mất chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, dễ bị đẻ non cũng như dị tật thai nhi.

  Bên cạnh đó, cánh mày râu nếu dùng cam thảo trong thời gian kéo dài với liều lượng trên 8g/ngày sẽ gây giảm miễn dịch, bất lực, tăng huyết áp cũng như viêm loét dạ dày.

  Những trường hợp bị tăng huyết áp, viêm thận, huyết áp không ổn định cũng không nên dùng cam thảo. Người cao tuổi, những người bị táo bón lâu ngày, người ho nhiều, viêm nhiễm phế quản, bị khó thở thì tốt hơn hết cũng không nên dùng cây cam thảo nam.

  Các trường hợp khác, hằng ngày chỉ nên dùng một gói trà có cam thảo. Tuy nhiên, không nên sử dụng loại trà trên để uống thay nước lọc.

  Bài viết trên đây vừa cung cấp những thông tin về Cây cam thảo nam có hình ảnh với tác dụng và tác hại thế nào? Cây cam thảo nam có nhiều công dụng trong chữa sởi, trị ho, cảm cúm, giảm nhẹ biểu hiện tiểu đường và nhiều bệnh lý khác. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì người bệnh nên trao đổi trước với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sử dụng dược liệu này đúng cách, phát huy tốt công dụng. Đồng thời, người bệnh cũng không được tự ý thay đổi liều lượng cũng như cách dùng bài thuốc. Ngoài ra cần kết hợp nghỉ ngơi cũng như có chế độ sinh hoạ khoa học để gia tăng tác dụng của vị thuốc cam thảo nam.

  Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về loại thảo dược này, hãy gọi vào HOTLINE 028 6285 7515 hoặc nhấp chuột ngay vào KHUNG BÊN DƯỚI để được hỗ trợ giải đáp từ các chuyên gia.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường