Cây chó đẻ răng cưa: Tác dụng, Hình ảnh và Lưu ý
Cây chó đẻ răng cưa có Tác dụng với Hình ảnh và Lưu ý khi sử dụng như thế nào? Đây là một dược liệu thiên nhiên quý, đã được đưa vào rất nhiều các bài thuốc Đông y với nhiều công dụng chữa trị bệnh.
HÌNH ẢNH CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA
Cây chó đẻ răng cưa hay còn được gọi với nhiều tên khác như cây chó đẻ, diệp hạ châu, trân châu thảo.
Loại cây này thường gặp và xuất hiện nhiều tại vùng nhiệt đới. Ở nước ta, cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở rất nhiều nơi, thậm chí có nơi người dân còn đem nhổ bỏ đi.
Chúng có thể phát triển trên nhiều loại đất trừ những nơi ngập úng, đất trũng. Loại cây nàu thường mọc ven bờ ruộng hoặc những nơi đất pha cát.
Có thể thấy, không khó để tìm cây chó đẻ răng cưa ngay cả thành phố cũng như nông thôn. Loại cây này từ lâu đã trở thành loại dược liệu phổ biến, được dùng để chế biến thành các vị thuốc chữa trị bệnh. Có thể sử dụng hầu như là toàn bộ cây, từ thân, quả, lá, chỉ bỏ đi phần rễ cây.
Hình ảnh cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ sau lúc thu về sẽ được bỏ rễ, rửa sạch, băm nhỏ rồi mang đi phơi khô để làm thuốc. Sau khi đã phơi khô, cần bỏ chúng vào trong túi nilon kín hoặc chai lọ có nắp đậy. Nên để chúng ở nơi khô thoáng để tránh làm mốc, mọt. Dược liệu khi bị ẩm mốc sẽ bị loại bỏ.
TÁC DỤNG CỦA CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA
Sở dĩ, nói cây chó đẻ răng cưa là loại dược liệu quý vì tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Cụ thể:
1. Chữa trị viêm gan
2 nhà khoa học Thiogarajan và Blumberg đã chữa 37 trường hợp mắc viêm gan siêu vi B với kết quả 22 người âm tính sau 30 ngày sử dụng cây chó đẻ răng cưa.
Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lan truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau khi dùng cây này 30 ngày, với liều 900 mg/ngày.
2. Tác dụng lên hệ thống miễn dịch:
Vào năm 1992, một số nhà khoa học đến từ Nhật Bản cũng đã khám phá ra hiệu quả ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri bằng cơ chế kìm hãm quá trình nhân lên của vi rút HIV.
3. Chữa trị bệnh đường tiêu hóa
Cây thuốc có khả năng kích thích trung tiện, kích thích ăn ngon. Người Ấn Độ dùng để trị một số bệnh vàng da, kiết lỵ, viêm gan, thương hàn, táo bón, viêm đại tràng. Hơn nữa, nhiều nơi còn dùng cây thuốc này chữa rối loạn tiêu hóa, chứng đau dạ dày,..
4. Tác dụng giải độc
Cây chó đẻ răng cưa có khả năng sử dụng để chữa trị những chứng viêm nhiễm da, giang mai, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm âm đạo.
Dược liệu này được sử dụng để làm săn, khai thông và sát trùng, và được dùng để chữa trị chứng khó tiêu, phù, lỵ, bệnh đường niệu – sinh dục.
Ngoài ra, chúng còn được sử dụng bằng cách giã nát với muối chữa đinh râu, mụn nhọt. Không chỉ vậy còn sử dụng chữa trị rắn rết cắn, và dùng cây tươi giã để đắp hoặc dịch ép cây tươi bôi ngoài.
Cây chó đẻ răng cưa có nhiều công dụng chữa bệnh
5. Bệnh đường hô hấp:
Người Ấn Độ dùng cây chó đẻ răng cưa để chữa ho, hen phế quản, viêm phế quản, lao, và làm thuốc long đờm trị ho…
6. Tác dụng giảm đau:
Điều trị chứng nhức nửa đầu, nhức đầu và sốt rét.
7. Tác dụng lợi tiểu:
Y học cổ truyền các nước đã sử dụng cây chó đẻ để làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Loại cây này có tác dụng chống co thắt cơ vân cũng như cơ trơn, dựa vào đó mà các nhà khoa học đã giải thích được về hiệu quả chữa sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.
8. Chữa tiểu đường
Tác dụng giảm đường huyết của cây chó đẻ răng cưa đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm khá đáng kể trên các người mắc bệnh tiểu đường khi được uống thuốc này trong 10 ngày.
SỬ DỤNG CÂY CHÓ ĐẺ CẦN LƯU Ý GÌ?
Mặc dù là một dược liệu tốt, thế nhưng khi sử dụng cây chó đẻ răng cưa, bạn cần chú ý:
1. Không sử dụng cây chó đẻ răng cưa nếu như bạn không bị bệnh.
Nếu như bạn là người hoàn toàn khỏe mạnh cũng như không bị mắc bất cứ bệnh gì về gan hay thận thì không nên dùng cây chó đẻ để uống hàng ngày vì có nguy cơ gây ngộ độc và tổn thương ngược lại lên gan và thận của bạn.
2. Không dùng để uống như trà mỗi ngày
Nước từ cây chó đẻ răng cưa có công dụng trị bệnh, tuy nhiên nếu bạn sử dụng nó để uống hằng ngày như uống trà, nó sẽ dẫn tới ngộ độc và suy giảm hệ miễn dịch của bạn nặng nề.
Bạn có thể gặp phải tình trạng bị vỡ hồng cầu nếu lạm dụng loại cây này.
3. Cây chó đẻ răng cưa có khả năng gây vô sinh cho người
Nữ giới nếu như sử dụng quá nhiều cây chó đẻ răng cưa có thể dẫn đến co bóp tử cung, co bóp mạch máu và dẫn đến vô sinh cho họ. Tuy vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh về hiện tượng này. Do đó, bạn cần chú ý liều lượng khi uống để hạn chế bị ngộ độc.
Chúng ta vừa tìm hiểu thông tin về Cây chó đẻ răng cưa có Tác dụng với Hình ảnh và Lưu ý khi sử dụng như thế nào? Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi đến HOTLINE 028 6285 7515 hoặc nhấn vào KHUNG CHAT dưới đây để được hỗ trợ từ các chuyên gia.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 7308 8280
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại