tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 7,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 14-12-2021 Lượt xem : 5729

  Có nên đeo tăm vào lỗ tai hay không khi mà đây là vật dụng được rất nhiều người sử dụng để đeo vào lỗ tai sau khi bấm hoặc dùng để giữ tai không bị bít lỗ sau một thời gian dài không đeo khuyên. Để xác định được có nên đeo tăm hay không thì ta cần xác định được nó có an toàn đối với da tai hay không.

CÓ NÊN ĐEO TĂM VÀO LỖ TAI KHÔNG?

  Nhiều người không thường xuyên đeo khuyên tai nhưng lại sợ lỗ tai bị bít lại, hoặc những người vừa mới bấm lỗ tai thường sử dụng tăm để đeo vào vị trí lỗ bấm. Thế nhưng thật sự có nên đeo tăm vào lỗ tai hay không? Việc đeo tăm có an toàn không? Câu trả lời là không.

  Các bạn không nên đeo tăm vào lỗ tai bởi những vấn đề sau:

  ► Trước hết, đây là một dụng cụ dùng để vệ sinh răng miệng chứ không phải dùng để xỏ vào cơ thể. Do đó mà quá trình sản xuất tâm sẽ không có quy chuẩn về vệ sinh, tiệt trùng giống như một món trang sức. Nếu như bạn vệ sinh, ngâm rửa tăm tại nhà thì cũng không thể hô biến một chiếc tăm thông thường trở thành chiếc khuyên để giữ lỗ an toàn được.

  ► Hơn nữa, trong quá trình bạn đeo tăm vào lỗ tai, có khả năng gặp phải một số rủi ro khiến tai bị sưng tấy, làm tổn thương nhiều hơn ở lỗ xỏ.

  ► Ngoài ra, trong quá trình sản xuất tăm, nhiều nơi còn sử dụng những hóa chất bảo quản để tăm tre có thể giữ được lâu. Nên nếu bạn đeo tăm vào lỗ tai có khả năng bị dị ứng với các hóa chất, hay đơn giản là tăm dễ bị ẩm mốc, khi tiếp xúc với mồ hôi, gây ra nhiễm trùng.

  ► Đến đây, chúng ta cũng đã biết được có nên đeo tăm vào lỗ tai hay không. Với những lí do trên, bạn không nên lựa chọn sử dụng tăm tre để giữ lỗ xỏ khuyên. Thay vào đó, hãy lựa chọn xỏ khuyên phù hợp và đảm bảo an toàn hơn.

Có nên đeo tăm vào lỗ tai hay không?

Bạn không nên đeo tăm vào lỗ tai

  ► Nhằm tránh phản ứng dị ứng khi đeo khuyên, thay vì đeo tăm vào lỗ tai, bạn hãy sử dụng những loại khuyên làm từ kim loại nguyên chất, không độc hại như:

  - Niobi.

  - Titan.

  - Thép không rỉ.

  - Bạch kim.

  - Vàng 14 hoặc 18 karat.

  Đồng thời, việc bấm lỗ tai có thể khiến bạn nổi bật hơn nhưng có nguy cơ cao dẫn tới dị ứng, nhiễm trùng hay lây nhiễm bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn hãy lựa chọn cơ sở uy tín để làm đẹp và chăm sóc vết thương kĩ lưỡng để bảo đảm an toàn.

  Lưu ý: Đối với những hiện tượng bị viêm nhiễm do bấm lỗ tai thì bạn nên đến ngay trung tâm y tế để được hỗ trợ điều trị tốt hơn.

CHĂM SÓC LỖ TAI SAU KHI BẤM ĐÚNG CÁCH

  ■ Khi bạn mới vừa bấm lỗ tai, sẽ là lúc tai rất nhạy cảm. Tùy vào thể trạng của từng người mà lỗ bấm có khả năng bị sưng, đau nhức. Nếu bạn không cẩn thận chăm sóc sẽ có khả năng dẫn tới nhiễm trùng. Việc này sẽ khiến lỗ bấm lâu lành hơn và làm bạn khó chịu.

  ■ Bạn hãy thường xuyên làm sạch lỗ bấm vào những tuần đầu tiên để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương và tránh dẫn tới nhiễm khuẩn.

Có nên đeo tăm vào lỗ tai hay không?

Vệ sinh lỗ bấm không đúng cách dễ bị viêm nhiễm

  ■ Để rửa tai hàng ngày, bạn có thể dùng nước muối, oxy già, hay cồn. Trong suốt 1 đến 2 tuần đầu tiên bấm lỗ, nên rửa tai từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Cụ thể, bạn sử dụng bông sạch tẩm dung dịch vệ sinh rồi thoa nhẹ lên mặt sau lẫn mặt trước vị trí bấm lỗ tai. Tiếp theo, xoa khuyên tai nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để làm bong các chất dịch đang bị đông cứng. Khi lỗ bấm không còn đau nhiều và đã lành lại thì bạn có thể ngừng sử dụng nước muối.

  ■ Khi mới bấm lỗ tai, hãy đeo loại khuyên có trọng lượng nhỏ. Do vết thương đang hồi phục nên nếu như bạn đeo khuyên tai lớn và nặng, sẽ làm vết thương lâu lành hơn và dẫn tới đau nhức.

  ■ Trước khi vệ sinh lỗ tai, đừng quên rửa tay bạn thật sạch với xà phòng diệt khuẩn. Và tránh không dùng tay chạm vào lỗ tai nếu không thật sự cần thiết.

  ■ Những bạn nữ có máu tóc dài thì nên cột tóc cao, gọn gàng, tránh không để cho tóc bị vướng vào khuyên tai.

  ■ Khi mặc quần áo, cần hết sức cẩn thuận để không gây vướng vào khuyên tai, nhất là khi lỗ bấm đang hồi phục.

  ■ Lựa chọn tư thế phù hợp khi nằm ngủ, tránh để lỗ bấm mới bị chèn ép. Bạn cũng nên giặt bao gối thường xuyên dể hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

  ■ Đặc biệt, không nên đi bơi khi lỗ bấm đang trong thời gian hồi phục. Vì nếu vết thương tiếp xúc lâu với nước có thể dẫn tới nhiễm trùng.

  ■ Khi lỗ tai bị đau nhức, sưng tấy kéo dài hơn 1 tuần hay có biểu hiện xuất hiện mủ, dịch có màu sậm thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay vì có khả năng bị nhiễm trùng lỗ bấm.

  Bài viết trên đây vừa giải đáp thông tin Có nên đeo tăm vào lỗ tai hay không. Để nhanh chóng hồi phục sau khi bấm khuyên thì bạn nên sử dụng khuyên tai kim loại phù hợp, kết hợp với việc chăm sóc đúng cách. Ngoài ra, để hạn chế nhiễm trùng thì bạn nên tìm đến những cơ sở uy tín để thực hiện bấm lỗ tai.

  Bạn có thể tìm hiểu về những địa chỉ bấm tai an toàn bằng cách nhấn vào BẢNG TƯ VẤN bên dưới hoặc gọi tới HOTLINE 028 6285 7515.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường