tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 16-12-2021 Lượt xem : 422

  Danh sách thuốc giảm cân độc hại cần tránh sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin những loại thuốc giảm cân đã được cấm lưu hành do có chứa những thành phần độc hại, hay hàm lượng các chất vượt quá ngưỡng cho phép.

THUỐC GIẢM CÂN ĐỘC HẠI LÀ GÌ?

  Để xác định đâu là loại thuốc giảm cân độc hại, chủ yếu dựa vào 2 yếu tố:

  1. Thành phần điều chế thuốc

  Với hầu hết những sản phẩm thuốc giảm cân độc hại được FDA kiểm tra đều chứa một hay nhiều các chất sau đây: fenproporex, sibutramine,fluoxetine, rimonabant, cetilistat, bumetanide, furosemide, phenytoin, phenolphthalein.

  Đây đều là những chất bị cấm sử dụng trong các sản phẩm thương mại ở Mỹ. Vì chúng có những tác động xấu tới sức khỏe, nhất là những người có bệnh về thận, huyết áp, tim mạch và mật.

  2. Tỉ lệ vượt mức cho phép của những thành phần thuốc

  Bên cạnh việc xem xét thành phần thuốc giảm cân có chứa chất độc hại hay không thì thuốc giảm cân cũng cần đảm bảo tỷ lệ những thành phần có trong thuốc.

  Tuy nhiên, cách xác định này sẽ tương đối khó với người tiêu dùng vì không có chuyên môn. Do đó, bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần của thuốc rồi mới quyết định có nên sử dụng nó hay không. Hoặc bạn cũng có thể dựa vào danh sách thuốc giảm cân độc hại cần tránh.

Danh sách thuốc giảm cân độc hại cần tránh

Đâu là danh sách thuốc giảm cân độc hại cần tránh?

TÌM HIỂU DANH SÁCH THUỐC GIẢM CÂN ĐỘC HẠI CẦN TRÁNH

  Trước tình trạng các loại thuốc giảm cân đang được bán tràn lan, khó kiểm soát như ở nước ta, thì khi quyết định sử dụng một loại thuốc giảm cân bất kì, bạn cần tra cứu thật kĩ lưỡng về thông tin của loại thuốc đó như có số đăng ký hay không, có được Bộ Y tế cấp phép lưu hành hay không và có tác dụng như thế nào.

  Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo thêm về những phản hồi từ người sử dụng thuốc trước đó.

  Cho đến năm 2008. FDA đã công bố nhãn hiệu của 28 loại thuốc giảm cân có chứa độc tố gây hại cho cơ thể. Thế nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn thì con số này đã được cập nhật liên tiếp, cho đến nay đã có hơn 70 loại thuốc nằm trong danh sách thuốc giảm cân độc hại cần tránh.

  FDA Hoa Kỳ cũng đã khẳng định rằng đây chưa phải là con số cuối cùng, cũng như trên thị trường vẫn còn rất nhiều loại thuốc giảm cân gây hại cho sức khỏe mà chưa thể kiểm soát hết.

  Đáng chú ý là có rất nhiều loại trong danh sách đen này vẫn đang được rao bán ở nước ta như một sản phẩm giảm cân cao cấp với mức giá cao. Chẳng hạn như:

  1. Liѕhou

  Thuốc giảm cân Lishou bị phát hiện có chứa một lượng ѕibutramine lớn, vượt ngưỡng cho phép. Mặc dù đây là chất có thể sử dụng trong việc giảm cân nhưng nếu hàm lượng vượt ngưỡng quy định sẽ rất nguy hiểm đối với hệ tim mạch.

  Có đến 24,62mg ѕibutramine được chứa trong 1 viên thuốc giảm cân Lishou, ᴠượt ngưỡng cho phép nên Bộ Y tế đã cấm lưu hành loại thuốc này.

  2. Áo Đình

  Áo Đình cũng là sản phẩm trong danh sách thuốc giảm cân độc hại cần tránh cũng như đang bị cấm hiện nay. Nguyên nhân là vì hàm lượng ѕibutramine trong thuốc này quá cao so với quy định. Việc uống thuốc giảm cân này sẽ dẫn tới nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như buồn nôn, hoa mắt, chân tay bủn rủn, chán ăn,...

  3. 2 Daу Diet

  Loại thuốc này đã bị Cục quản lý dược trực thuộc Bộ Y tế cấm lưu hành cũng như thu hồi toàn bộ sản phẩm đã được tung ra thị trường. Thành phần của 2 Day Diet khi kiểm định cũng phát hiện có chứa chất ѕibutramine – hoạt chất gây nguy hại cho thận, gan, huyết áp, tim mạch cũng như dẫn tới nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

  4. Golen Detox

  Golen Detox cũng thuộc danh sách thuốc giảm cân độc hại cần tránh. Thuốc không áp dụng đúng những tiêu chuẩn y tế trong sản xuất và buôn bán nên đã bị thu hồi và tiêu hủy.

  Hơn nữa, thuốc giảm cân Golen Detox còn lách luật bằng việc không khai báo cụ thể thành phần có trong thuốc. Cụ thể hơn là hàm lượng của thành phần sibutramine vượt mức cho phép.

  5. Đông y gia truyền họ Nguyễn

  Theo như nhà sản xuất quảng cáo thì đây là sản phẩm phù hợp với những người béo chắc, béo phì lâu năm, lẫn những người phụ nữ đang cho con bú. Thế nhưng thực tế, sản phẩm này lại không được khuyến cáo không nên sử dụng vì chưa đạt tiêu chuẩn để ban hành của thuốc cũng như không có giấy phép công bố sản phẩm.

  6. Thuốc giảm cân ĐYGT Tiến Hạnh

  Thực chất, loại thuốc này không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng nó chỉ là một loại thuốc giảm cân giả với thành phấn chính là bột mía, bột ngô, bột gạo nếp trộn lẫn. Do đó, thuốc đã bị lực lượng chức năng thu hồi cũng như tiêu hủy.

Danh sách thuốc giảm cân độc hại cần tránh

Thuốc giảm cân TIến Hạnh là hàng giả

  7. Một số loại thuốc giảm cân độc hại cần tránh khác

  Bên cạnh đó, còn có một số thuốc giảm cân độc hại có chứa chất cấm sibutramine mà bạn nên tránh là:

  ♦ Miaozi Slim Capsules

  ♦ Phyto Shape.

  ♦ Slim Waistline.

  ♦ Sana Plus

  ♦ Cosmo Slim.

  ♦ Triple Slim.

  ♦ Meizitang.

  ♦ Lida DaiDaihua.

  ♦ Fasting Diet.

  ♦ Imelda Perfect Slim.

  ♦ Xsvelten.

  ♦ 5x Imelda Perfect Slimming.

  ♦ Body Shaping.

  ♦ Meili.

  ♦ Zhen de Shou.

  Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thuốc giảm cân đã bị FDA cấm lưu hành như:

  ♦ 7 Day Herbal Slim.

  ♦ 2 Day Diet

  ♦ 24 Hours Diet.

  ♦ Fatloss Slimming.

  ♦ Meili.

  ♦ Phyto Shape.

  ♦ Slim 3 in 1 M18 Royal Diet.

  ♦ Royal Slimming Formula.

  ♦ 2 Day Diet Slim Advance.

  ♦ 2x Powerful Slimming.

  ♦ 5x Imelda Perfect Slimming.

  ♦ Imelda Fat Reducer.

  ♦ Powerful Slim.

  ♦ Extrim Plus.

  ♦ ProSlim Plus.

  ♦ 3x Slimming Power.

  ♦ 7 Days Diet.

  ♦ 3 Day Diet.

  ♦ BioEmagrecim.

  ♦ Herbal Xenicol.

  ♦ Perfect Slim Up.

  ♦ 7 Diet.

  ♦ Fasting Diet.

  ♦ 3 Days Fit.

  ♦ 21 Double Slim.

  ♦ 8 Factor Diet.

  ♦ Extrim Plus 24 Hour Reburn.

  ♦ GMP.

  ♦ 7 Diet Day/Night Formula.

  ♦ Cosmo Slim.

  ♦ Miaozi MeiMiaoQianZiJiaoNang.

  ♦ Lida DaiDaihua.

  ♦ Imelda Perfect Slim.

  ♦ Body Shaping.

  ♦ Miaozi Slim Capsules.

  ♦ Perfect Slim.

  ♦ Perfect Slim 5x.

  ♦ Slim Waist Formula.

  ♦ Slimbionic.

  ♦ Slim Tech.

  ♦ Venom Hyperdrive 3.0.

  ♦ Triple Slim.

  ♦ Slimming Formula.

  ♦ Super Slimming.

  ♦ Somotrim.

  ♦ Super slim.

  ♦ Trim 2 Plus.

  ♦ Waist Strength Formula.

  ♦ Super Fat Burner.

  ♦ Zhen de Shou.

  ♦ Xsvelten.

  ♦ Sliminate.

  ♦ Slim Express 4 in 1.

  ♦ Starcaps.

  ♦ Slim 3 in 1 Slim Formula.

  ♦ Slim Express 360.

  ♦ Slim Waistline.

  ♦ Slim 3 in 1 Extra.

  ♦ Sana Plus.

  ♦ Slim Burn.

  ♦ Slim Fast.

  ♦ Slim Up.

  ♦ Slim Waist Formula.

  ♦ Body Creator

  ♦ 99 Fitness Essence

  ♦ Slim 3 in 1 Extra Slim Formula

  ♦ Slim 3 in 1

  ♦ Reduce Weihgt

  ♦ JM Fat Reducer

  ♦ Eight Factor Diet

  ♦ Body Slimming

  ♦ Slim 3 in 1 M18 Royal Diet

  Trên đây là danh sách thuốc giảm cân độc hại cần tránh mà bạn nên biết. Thuốc giảm cân hiện nay xuất hiện đa dạng với nhiều tên gọi khác nhau, cũng như rất khó để nhận biết. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến chuyên gia để được tư vấn bằng cách nhấn vào KHUNG CHAT bên dưới hoặc gọi tới HOTLINE 0286285 7515.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường