tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 09-07-2020 Lượt xem : 1353

  Hóc xương cá có tự khỏi được không là câu hỏi băn khoăn của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Khả năng tự khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là dựa trên kích thước cũng như cấu tạo của chiếc xương.

Như thế nào là hóc xương cá?

  Hóc xương cá là tình trạng rất thường gặp do thói quen ăn uống không cẩn thận. Thông thường xương có thể sẽ trôi xuống dạ dày mà không gây nên bất kỳ ảnh hưởng gì. Tuy nhiên trong một số trường hợp nó bị mắc lại một vị trí nào đó mà không đi xuống được dạ dày, tình trạng này được gọi là hóc xương hay mắc xương cá.

  Khi bị hóc xương, bạn có thể cảm nhận được tình trạng mắc xương cá ngay sau bữa ăn bởi những cảm giác dưới đây:

  Cảm thấy khó chịu, châm chích hoặc nhói nhẹ trong cổ họng;

  Ho;

  Họng đau nhói;

  Khó khăn khi nuốt hay nuốt bị đau;

  Khạc ra máu;

Hóc xương cá có tự khỏi được không

Hóc xương cá thường gặp do thói quen ăn uống không cẩn thận

  Xương cá, đặc biệt là xương dăm có kích thước khá nhỏ nên thường dễ dàng bị bỏ qua trong quá trình chế biến hay khi nhai. Trong đó có một số loại cá có cấu trúc xương phức tạp hơn thông thường. Do đó mà khả năng nhặt sạch xương trở nên khó khăn hơn. Một số loại cá rất khó làm sạch xương mà bạn cần phải chú ý hơn khi ăn như là: cá rô phi, cá bống, cá hồi, cá chép,…

  Nên nhớ rằng ăn bất cứ loại cá hay thực phẩm có xương nào cũng đều có nguy cơ làm cho bạn mắc xương. Do đó, giải pháp phòng ngừa hàng đầu là nên ăn chậm và nhai kỹ.

Hóc xương cá có tự khỏi được không?

  Vậy hóc xương cá có tự khỏi được không? Phần lớn các trường hợp khi bị mắc hóc xương cá, cơ thể chúng ta sẽ tiêu hóa miếng xương này cũng như ngay sau đấy đẩy chúng ra môi trường bên ngoài khi bạn đi vệ sinh. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp, xương cá bị mắc kẹt lại tại thực quản, cổ họng hoặc nằm trong dạ dày gây ra hiểm nguy.

  Thực chất hóc xương cá vẫn có thể tự khỏi được, nhưng còn tùy trường hợp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau khi bị mắc xương cá như:

  Kích cỡ xương cá

  Nếu như bạn bị hóc xương cá có kích thước nhỏ thì xương có thể tự tiêu, khỏi trong vài giờ hay khoảng 1 – 2 ngày sau đó.

  Nhưng nếu kích thước xương càng to thì khả năng tự khỏi là rất thấp, thậm chí còn gây ra tổn thương cho cổ họng.

Hóc xương cá có tự khỏi được không

Kích cỡ xương cá quá lớn không thể tự khỏi được

  Vị trí mắc xương cá

  Trường hợp bị mắc xương cá lớn và nhọn thì vị trí của xương là vấn đề rất quan trọng. Khi nuốt vào, xương có thể cắm thẳng vào cổ họng, hoặc đâm thủng vách thực quản,...

  Có một số trường hợp may mắn xương cá to vẫn chui lọt qua cổ họng và đi xuống dạ dày nhưng rất ít. Tuy nhiên thì phần lớn các xương to khi di chuyển dễ bị mắc lại do kích thước quá dài và lớn. Xương có thể chắn ngang cổ họng, hay cắm một đầu vào amidan, thành họng sau,...

  Tác động từ bên ngoài

  Khi bị hóc xương cá, tác động từ bên ngoài có thể làm cho tình trạng tự khỏi hay khiến cho triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

  Bất kì dị vật nào bị mắc lại như xương cá, cơ thể sẽ có phản ứng ho khạc nhằm tống khứ chúng ra ngoài. Trong một số trường hợp, xương có thể đi ra ngoài thông qua hành động khạc nhổ.

  Nhưng nếu xương bị mắc lại ở ổ họng thì hành động này chỉ gây nên tổn thương cho vùng hầu họng, thực quản, cũng như đường hô hấp.

  Cấu tạo xương cá

  Hóc xương cá có tự khỏi được còn còn phụ thuộc vào cấu tạo của mảnh xương cá.

  Khi bị hóc xương có kích thước nhỏ và thẳng thì tỉ lệ tự khỏi sẽ cao hơn.

  Nhưng nếu xương cá có cấu tạo cong, hay hình chữ Y thì diện tích tiếp xúc sẽ tăng, kéo theo tăng khả năng bám dính vào niêm mạc cổ, họng.

Khi bị mắc xương cá phải làm sao?

  Mắc xương cá thường không phải là tình trạng cấp cứu. Nên bạn có thể thử một vài mẹo dân gian như nuốt cơm, nhai vỏ cam, nhét tỏi vào mũi, hay ngậm viên sủi,... để khắc phục trước khi đến bệnh viện. Tùy từng người mà chúng sẽ có tác dụng khác nhau.

  Lưu ý là những mẹo này chỉ nên tiến hành khi: trường hợp hóc xương không tác động tới vấn đề thở của bạn; chiều dài xương nhỏ; bạn cũng không mắc chứng hẹp đường tiêu hóa như hẹp thực quản… Đồng thời các phương pháp này cũng không nên thực hiện ở trẻ nhỏ.

  Nếu như đã thử những cách thức trên nhưng xương vẫn bị mắc trong cổ họng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được lấy ra. Đặc biệt đối với một số mẩu xương có kích thước lớn hoặc nằm sâu, bạn cũng không nên tự xử trí ở nhà, bởi nó có khả năng dẫn đến những biến chứng hiểm nguy.

Hóc xương cá có tự khỏi được không

Hóc xương cá nếu không xử lí đúng cách rất nguy hiểm

  Nên đến thăm khám bác sĩ ngay nếu như bạn có những dấu hiệu sau đây:

  Thở rít, khó thở sau hóc xương;

  Triệu chứng đau sau khi bị hóc xương tăng dần và không thuyên giảm sau vài ngày;

  Đau ngực

  Sưng nề cổ, họng

  Bầm tím

  Tiết nhiều nước miếng;

  Không thể ăn, uống hay nói chuyện khó khăn.

  Trên đây là thông tin giải đáp Hóc xương cá có tự khỏi được không. Hi vọng bạn có thể xử trí phù hợp khi bị hóc xương cá mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mình.

  Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề khắc phục khi bị mắc xương cá, đừng ngần ngại, hãy nhấn vào Khung Chat bên dưới để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường