Hôn môi sâu có lây bệnh không? Có lây HIV không?
Hôn môi sâu có lây bệnh không và Có lây HIV không là thắc mắc chung của nhiều cặp đôi. Việc hôn môi sâu tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm một số căn bệnh nguy hiểm.
HÔN MÔI SÂU CÓ LÂY BỆNH KHÔNG?
Một số virus, vi khuẩn gây các bệnh tình dục cũng có thể truyền nhiễm qua nụ hôn sâu. Trong đó có hai loại virus phổ biến nhất là CMV (cytomegalovirus) và HSV (herpes simplex virus).
Hôn môi sâu có lây bệnh không? Những căn bệnh có khả năng lây lan khi bạn hôn môi sâu bao gồm:
1. Herpes
Herpes miệng hay còn được gọi là vết loét lạnh, gây ra bởi virus herpes simplex type 1 (HSV-1). Theo các chuyên gia, đây là bệnh nhiễm lây lan qua hôn môi thường gặp nhất. Nữ giới được cho là dễ nhiễm loại virus này hơn so với phái mạnh.
Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ vết loét nào trên môi hay ở miệng. các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên hạn chế hôn môi sâu. Đặc biệt là khi có mụn rộp hay mụn nước.
Lưu ý đối với các tổn thương trên môi
2. Viêm nướu
Viêm nướu là một dạng bệnh về nướu nhẹ. Vi khuẩn gây nên viêm nhiễm có thể lây lan thông qua việc tiếp xúc với nước bọt người nhiễm bệnh. Vì vậy, việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt (dùng chỉ nha khoa, đánh răng hai lần một ngày,...) là phương pháp hiệu quả nhất để tự bảo vệ mình chống lại các vi khuẩn này.
3. Mononucleosis
Thường được gọi là “bệnh hôn”, căn bệnh bạch cầu đơn nhân viêm nhiễm gây ra bởi virus Epstein-Barr (EBV). Không chỉ lây qua hôn môi, căn bệnh này còn có thể lây qua hắt hơi, ho, sử dụng chung bàn chải đánh răng hay kính...
Khi bị nhiễm bệnh, bệnh nhân có khả năng gặp những dấu hiệu như đau họng, sốt, chán ăn , mệt mỏi cực độ cũng như sưng hạch bạch huyết. Nó được coi là ít lây lan hơn bệnh cảm lạnh và có teher gây ảnh hưởng tới nhóm người trẻ tuổi, từ 15 tới 30 tuổi.
Virus EBV có thể tồn tại trong nước bọt của một người suốt nhiều tháng sau khi bị nhiễm bệnh. Bởi thế, những chuyên gia khuyến khích tránh hôn môi hay chia sẻ đồ uống, thức năng ít nhất vài ngày sau khi cơn sốt đã giảm.
4. Giang mai
Hôn môi sâu có lây bệnh không? Nguy cơ lây bệnh giang mai thông qua việc hôn môi sâu là rất thấp so với việc lây lan thông qua hoạt động tình dục. Bệnh giang mai là trường hợp nhiễm khuẩn cao, với biểu hiện điển hình là sự phát triển các vết loét trong miệng.
Những vết loét này thường tròn và mở có khả năng giúp vi khuẩn (Treponema pallidum) lây truyền thông qua tiếp xúc gần gũi. Bất cứ lúc nào có vết thương hở hay có sự xuất hiện của máu, thì bệnh cũng có khả năng lây thông qua đường miệng cũng như việc hôn môi sâu.
HÔN MÔI SÂU CÓ LÂY HIV KHÔNG?
Có thể thấy, hô môi sâu có thể là nguyên nhân lây nhiễm nhiều bệnh lý. Vậy hôn môi sâu có lây HIV không?
Trong hiện tượng lây nhiễm HIV, dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm là máu, sữa mẹ và dịch tiết sinh dục. Các dịch tiết khác được xem như là an toàn nếu không pha lẫn với các dịch tiết kể trên.
Bởi vậy, nếu nước bọt đơn thuần, khả năng truyền nhiễm HIV là hầu như không thể. THế nhưng nguy cơ này sẽ tăng cao nếu như pha loãng trong đó là máu (từ vết thương, vết loét, viêm nha chu).
Một số tiếp xúc âu yếm qua đường miệng bình thường bao gồm hôn môi sâu (có tiếp xúc lưỡi, có trao đổi nước bọt), quan hệ bằng đường miệng (oral sex). Một số tiếp xúc nước bọt khác như hôn lên môi, má, uống chung ly nước, sử dụng chung chén, đũa,...
Hôn môi sâu có lây HIV không?
Việc quan hệ qua đường miệng được cho là có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, đối với việc hôn môi sâu có sự trao đổi nước bọt, dịch tiết tiếp xúc chủ yếu là nước bọt, nếu nước bọt bị pha loãng với máu cũng có khả năng dẫn đến lây nhiễm. Tuy nhiên, nguy cơ này được đánh giá rất thấp, thấp hơn nhiều so với các tiếp xúc khác. Dù vậy, bạn cũng cần chú ý khi sống chung với bạn tình nhiễm HIV.
Những tiếp xúc nước bọt như uống nước chung ly, ăn chung mâm, dùng chung chén đũa, vốn được xem là tiếp xúc bình thường. Thực tế cho thấy, chưa có ghi nhận nào về hiện tượng khai báo lây nhiễm qua các tiếp xúc này.
Thế nhưng, trong trường hợp sống chung với người nhiễm HIV, hành vi này cần được hạn chế vì tính chất tiếp xúc lâu dài, liên tục có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Và đặc biệt là lúc người bệnh nhiễm H có các đợt bệnh cấp tính (loét, nấm miệng, lao phổi…).
Việc dùng chung bàn chải đáng răng với người nhiễm HIV được cho là dùng chung đồ dùng có dính máu vì khả năng chảy máu khi đánh răng là khá phổ biến. Bởi vì thế, đây được coi là hành vi rủi ro.
PHÒNG NGỪA BỆNH KHI HÔN MÔI SÂU
Thay vì băn khoăn hôn môi sâu có lây bệnh không hay hôn môi sâu có lây HIV không, thì các cặp đôi cần chú ý những vấn đề sau đây khi hôn:
■ Không nên hôn khi bạn hay đối phương nhiễm bệnh.
■ Không hôn môi nếu đối phương đang bị mụn cóc, mụn rộp hay vét loét trong miệng, quanh môi.
■ Chú ý vệ sinh răng miệng tốt.
■ Hắt hơi và ho vào khăn quàng cổ nếu bạn bị cảm lạnh.
■ Tiêm vaccine phòng một số bệnh lây nhiễm như viêm gan B, thủy đậu cũng như viêm màng não mô cầu nhóm C.
Đến đây, chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc Hôn môi sâu có lây bệnh không và Có lây HIV không. Nếu một trong hai người đang mắc bệnh hay có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì không nên hôn môi, hạn chế nguy cơ lây lan bệnh.
Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào khác, vui lòng nhấn vào BẢNG BÊN DƯỚI, hay gọi tới HOTLINE 028 6285 7515 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 7308 8280
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại