tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 09-01-2023 Lượt xem : 256

  Khạc đờm ra máu nhưng không ho có sao không? Hiện tượng khạc đờm ra máu cho biết cơ thể đang bị tổn thương và cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn nên sớm đi thăm khám và điều trị để loại bỏ dứt điểm tình trạng này.

KHẠC ĐỜM RA MÁU NHƯNG KHÔNG HO CÓ SAO KHÔNG?

  Một số tình trạng khạc đờm ra máu nhưng không ho do các tổn thương niêm mạc ở khu vực miệng như nhiệt lợi, chảy máu chân răng,... Đây là những bệnh thường gặp nên không cần phải quá lo lắng.

  Tuy nhiên, khạc đờm ra máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm mà bạn không nên coi thường.

  1. Bệnh lý đường hô hấp trên

  Các bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp như viêm amydal, viêm họng,… Khi mắc những bệnh này, niêm mạc đường hô hấp trên sẽ bị xung huyết, phù nề, nên lúc ho sẽ tạo một áp lực lớn lên vùng hầu họng, dẫn đến vỡ các mao mạch của vùng hầu họng, gây ra tình trạng có lẫn máu trong đờm.

  Một vài triệu chứng kèm theo mà bạn có thể gặp như đau rát họng, sổ mũi, sốt,…

  2. Giãn phế quản.

  Bệnh lý giãn phế quản xuất hiện khi mắc bệnh lý đường hô hấp dưới mà không được chữa trị dứt điểm. Dẫn đến tác hại máu trong khu vực hầu họng đông lại, kèm theo đó hiện tượng phế quản bị phù nề, xung huyết, giãn to.

Khạc đờm ra máu nhưng không ho có sao không?

Khạc đờm ra máu do nhiều nguyên nhân bệnh lý

  Khi phần máu đông kích thích hầu họng, làm vỡ mạch máu ở phế quản cùng với đó tống máu đông ra. Khi khạc đờm sẽ có tình trạng đờm lẫn máu đen và máu đỏ tươi.

  3. Tắc mạch phổi.

  Bệnh lý này xuất hiện lúc trong hệ thống mạch máu có một cục máu đông di chuyển tới mạch phổi gây nên tắc mạch phổi.

  Cục máu đông sẽ làm tăng áp lực mạch máu phổi, gây giãn mạch phổi, từ trong lòng mạch máu sẽ vào nhu mô phổi, kích thích gây khạc đờm theo máu đỏ tươi.

  Đây là một bệnh lý nguy hiểm cần phải sớm phát hiện và điểu trị, nhằm tránh tình trạng vỡ mạch máu phổi gây ra xuất huyết ồ ạt.

  4. Viêm phổi.

  Đây là bệnh lý ở phổi lúc bị nhiễm virus hay vi khuẩn gây tổn thương những phế nang phổi. Phế nang tổn thương sẽ xung huyết, phù nề, tăng xuất huyết dẫn đến tình trạng khạc đờm ra máu đỏ tươi.

  5. Lao phổi.

  Đây là một loại bệnh không còn quá xa lạ với chúng ta. Lao phổi có một số biểu hiện chính là sốt nhẹ về chiều, khạc đờm có lẫn máu tăng vào buổi sáng, gầy sút cân, người mắc bệnh mệt mỏi.

  6. Ung thư vòm họng.

  Đây là bệnh chiếm tỉ lệ cao ở đàn ông, nguyên nhân hàng đầu là do thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá, phổ biến hơn ở lứa tuổi trên 40.

  Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có những triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên như đau họng, khạc đờm ra máu, kèm theo các triệu chứng của tiền ung thư như gầy sút cân, mệt mỏi,…

  Đây là bệnh lý cần được điêu trị kịp thời, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân có khả năng lên tới 82%.

  7. Ung thư đường hô hấp dưới

  Trong các bệnh ung thư đường hô hấp dưới. ung thư phổi và ung thư phế quán là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất. Ở giai đoạn đầy, bệnh có triệu chứng khạc đờm ra máu, gầy sút cân, đau tức ngực,...

Khạc đờm ra máu nhưng không ho có sao không?

Bạn nên đi thăm khám sớm khi bị khạc đờm ra máu

KHẠC ĐỜM RA MÁU NHƯNG KHÔNG HO PHẢI LÀM SAO?

  Có thể thấy, hiện tượng khạc đờm ra máu có liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý. Đồng thời, tính chất khạc đờm ra máu là khác nhau ở mỗi người nên lời khuyên tốt nhất cho người bệnh là khi gặp tình trạng này, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Như vậy mới giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị tốt nhất.

  Khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa trên đó để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Tùy từng lý do gây nên bệnh ở mỗi người mà cách khắc phục tình trạng khạc đờm ra máu cũng có sự khác nhau. Cụ thể:

  Nếu nguyên nhân xuất phát từ những bệnh lý đường hô hấp làm cho vùng họng, niêm mạc họng, phế quản bị tổn thương ở mức độ nhẹ thì có khả năng sẽ áp dụng nội soi phế quản để chẩn đoán cũng như tìm ra hướng điều trị cho người bệnh.

  Nếu lượng máu trong đờm khá lớn, có khả năng sẽ sử dụng phương pháp nút mạch khi chụp động mạch phế quản. Không chỉ thế, nếu như thấy cần thiết, y bác sĩ cũng sẽ thực hiện truyền máu gấp để cơ thể không bị mất máu.

  Đến đây, chúng ta đã biết khạc đờm ra máu nhưng không ho có sao không. Về cơ bản, dù khạc đờm ra máu xuất phát từ nguyên do nào thì cũng nhất thiết phải tới bác sĩ chuyên khoa khám bệnh để loại trừ các bệnh lý nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt, với các bệnh lý ung thư vòng họng, bệnh về phổi,... thì việc chữa trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt nếu muốn đạt hiệu quả cao.

  Khi bị khạc đờm ra máu mà chưa biết nguyên nhân do đâu và lo lắng không biết phải làm thế nào thì bạn có thể liên hệ các chuyên gia sức khỏe để được tư vấn nhanh chóng bằng cách nhấn vào KHUNG DƯỚI ĐÂY hay gọi trực tiếp tới đường dây nóng 028 6285 7515 để nhanh chóng được giải đáp.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường