Lá hẹ hấp đường phèn cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Lá hẹ hấp đường phèn cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì? Sự kết hợp của hai nguyên liệu này hoạt động giống như một phương thuốc trị ho đơn giản tại nhà, đặc biệt là lành tính và không có tác dụng phụ.
LÁ HẸ HẤP ĐƯỜNG PHÈN CHO TRẺ SƠ SINH CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Trước khi giải đáp lá hẹ hấp đường phèn cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì thì cúng ta cùng tìm hiểu công dụng của hai nguyên liệu này.
Theo ghi chép Đông Y, lá hẹ có vị cay hơi chua, tính âm. Nó có công dụng ôn trung hành khí, tiêu đờm, bổ dương, cầm máu, tán huyệt, bổ gan thận, giải độc, phù hợp để trị ho.
Còn theo y học hiện đại, trong lá hẹ có nhiều khoáng chất như niacin, pyridoxin, sắt, thiamin, mangan, canxi, vitamin nhóm B. Các chất này rất tốt cho cơ thể của con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra trong 100g lá hẹ tươi chỉ chứa 30 calories nhưng chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa, canxi và khoáng chất.
Lá hẹ cũng là nguồn dồi dào chất flavonoid, lưu huỳnh tự nhiên có thể phòng ngừa những bệnh về ung thư, bệnh hô hấp hiệu quả.
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi cũng từng đề cập tới công dụng của lá hẹ trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Ông cho biết trong hẹ có chất ođorin có công dụng kháng sinh đối với các vi trùng. Đặc biệt là nước ép hẹ tương có tính kháng sinh khá cao đối với nhiều loại vi trùng. Theo ông, nước hẹ không nóng và cay như tỏi nên có thể cho trẻ nhỏ dùng dễ dàng hơn. Do đó, để làm bài thuốc giảm ho cho trẻ em, có thể chế biến lá hẹ hấp cách thủy với đường phèn hoặc hấp trong nồi cơm.
Lá hẹ hấp đường phèn cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Chính vì không chứa độc tính và đơn giản, dễ làm mà lá hẹ hấp đường phèn trở thành bài thuốc chữa ho cho trẻ em quen thuộc của nhiều gia đình.
CÁCH CHẾ BIẾN LÁ HẸ HẤP ĐƯỜNG PHÈN CHO TRẺ SƠ SINH
Khi trẻ có biểu hiện ho, có đờm trong họng, thở khò khè, bố mẹ đừng vội “cầu cứu” tới kháng sinh, thay vào đấy hãy tự tay làm lá hẹ hấp đường phèn cho bé dùng với những bước đơn giản sau:
■ Rửa sạch 5-10 lá hẹ, để cho ráo nước rồi cắt thành từng khúc ngắn.
■ Cho lá hẹ cùng đường phèn vào chén, mang đi hấp cách thủy hoặc đơn giản hơn có thể hấp trong nồi cơm.
■ Sau đó, chắt lấy nước và cho bé uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 2-3 muỗng cà phê.
■ Lá hẹ khi hấp cùng với đường phèn sẽ cho nước có vị ngọt, giúp bé dễ uống. Vì thế, phương thuốc này được đề xuất cho rất nhiều phụ huynh trong việc chữa trị ho cho bé.
PHƯƠNG PHÁP KHÁC GIÚP BÉ GIẢM HO
Bên cạnh việc chế biến lá hẹ hấp đường phèn thì ba mẹ cũng có thể áp dụng thêm nhiều phương pháp khác để sớm khắc phục tình trạng ho ở bé như:
✤ Rửa mũi, giữ ấm cơ thể cho trẻ
Ho và sổ mũi dễ làm bé bị nôn trở, ngạt mũi, thậm chí có thể biến chứng sang viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa. Do vậy, ba mẹ cần rửa mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý để hỗ trợ long đờm, loãng đờm, hỗ trợ làm cho ẩm niêm mạc mũi, giúp bé khỏi bệnh nhanh chóng mà không lo có tác dụng phụ.
Hãy hút sạch nước mũi trước khi nhỏ mũi, để hạn chế nước mũi chảy ngược sâu vào trong khoang mũi, khiến tình trạng viêm mũi của bé chuyển biến phức tạp.
Song song đó ba mẹ phải lưu ý không để bé bị nhiễm lạnh làm cho tình hình ho càng nghiêm trọng thêm. Cơ thể bé phải được giữ ấm, nhất là khi đi ra ngoài và vào ban đêm. Mẹ cũng có khả năng dùng dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm massage lòng bàn chân cho bé mỗi tối trước khi đi ngủ
✤ Vỗ rung long đờm cho bé
Kỹ thuật vỗ rung sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp dễ long đờm trong phế quản hơn để thải ra bên ngoài
Cách thực hiện:
■ Đặt bé nằm nghiêng, sau đấy ba mẹ khum lòng bàn tay rồi vỗ nhẹ vào lưng trẻ đoạn từ phổi hướng về phía cổ.
■ Lưu ý lực vỗ không quá mạnh, sử dụng lực cổ tay để vỗ nhẹ thành tiếng “bộp bộp”, lần lượt vỗ từ dưới lên để đờm lưu thông từ dưới lên miệng.
Vỗ rung long đờm nhẹ nhàng cho bé
■ Mỗi lần vỗ liên tục khoảng 3 phút, ngày thực hiện 2-3 lần.
■ Khi nhìn thấy đờm trong họng con thì ba mẹ bọc đầu ngón tay bằng khăn sữa sạch dùng móc nhẹ đờm ra cho bé. Ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ tự khạc đờm với những bé lớn hơn.
■ Thời điểm vỗ rung long đờm nên thực hiện vào buổi sáng khi bé vừa ngủ dậy và chưa ăn sáng để giảm thiểu tình trạng bé bị nôn trớ thức ăn. Hơn nữa, sau 1 đêm dài thì lượng lờm thường ứ đọng nhiều hơn.
■ Trước khi vỗ rung, ba mẹ nhớ hút đờm dãi khỏi mũi họng của trẻ.
✤ Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Nếu bé đang bú sữa mẹ, hãy cho trẻ bú mẹ thường xuyên vì sữa mẹ không những chứa nhiều dưỡng chất mà còn có các kháng thể tự nhiên giúp bé tăng cường hệ miễn dịch. Thêm nữa, thường xuyên cho bé bú mẹ sẽ giúp làm loãng dịch đờm, dễ dàng long đờm hơn.
Đối với những bé lớn hơn , cần cho bé ăn những thực phẩm, mềm, lỏng, có nhiều nước, dễ tiêu mà vẫn bảo đảm đủ dinh dưỡng như cháo, súp, sữa,… Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày phải bảo đảm đủ 4 nhóm béo – bột –đạm – vitamin cùng các khoáng chất và phải phù hợp với khẩu vị của bé.
Hạn chế cho bé ăn các món đồ cứng, đồ lạnh, đồ chiên xào,... Nên cho bé uống nhiều nước và ăn thêm các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, chuối, táo, nho,…
Qua những nội dung vừa chia sẻ, chắc hẳn bạn đọc đã biết được Lá hẹ hấp đường phèn cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì. Ba mẹ nên tiến hành các biện pháp khắc phục sớm khi thấy con bắt đầu bị ho, chảy nước mũi. Như vậy sẽ giúp loại bỏ bệnh nhanh chóng à bảo vệ sức khỏe của bé. Tốt hơn hết, nên hỏi ý kiến chuyên gia để tìm ra cách xử trí tốt nhất thông qua HOTLINE 028 6285 7515 hoặc nhấp chuột nay vào KHUNG BÊN DƯỚI.
Chúc bạn vui khỏe!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 028. 7308 8280
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại