tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 27-04-2023 Lượt xem : 324

  Quế chi có đặc điểm với công dụng và cách dùng vị thuốc như thế nào? Đây là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian ở nước ta, hỗ trợ điều tị các bệnh do nhiễm phong hàn.

ĐẶC ĐIỂM CÂY QUẾ CHI

  Cây quế chi chủ yếu được trồng để lấy vỏ cây làm gia vị như bột quế - loại gia vị hay gặp được dùng trong nấu ăn cũng như làm bánh. Ngoài ra, cây quế chi còn có nhiều công dụng khác như làm thuốc, làm đẹp cũng như điều trị bệnh. Các bài thuốc về cây quế chi hiện nay được sử dụng khá phổ biến tuy vậy khá ít người iểu rõ đặc điểm của loại cây này.

  Cây quế chi có tên khoa học gọi là Cinnamomum cassia. Đây là một loài thực vật có hoa thuộc họ Lauraceae. Quế chi còn có nhiều tên gọi khác như quế, quế đơn, quế thanh, liễu quế, quế bì,...

  Quế chi là cây thân gỗ lớn, cao từ 10 tới 20 mét cũng như có khả năng sống đến hàng trăm năm; lớp vỏ ở thân màu nâu nhạt, bề mặt nhẵn. Lá cây mọc so le, trên lá có 3 gân vàng hình cung, phần cuống ngắn.

  Hoa của cây quế chi khá nhỏ và thường mọc thành chùm. Tháng 4 đến tháng 7 là thời gian ra hoa và sẽ cho quả vào tháng 10 tới tháng 12.

  Cây quế chi có đặc điểm là thích ánh sáng, chịu bóng, thích nghi dễ với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Cây có bộ rễ dài, có khả năng đâm sâu xuống đất nên sinh trưởng được trên đất ẩm và tơi xốp. Nhờ đó, cây sẽ không bị lật đổ khi có gió bão.

  Loại cây này vừa có vị cay, tính ấm và có mùi thơm đặc trưng.

Quế Chi: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Vị Thuốc

Quế chi là cây thân gỗ lớn

THÀNH PHẦN VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY QUẾ CHI

  Hàm lượng tinh dầu trong cây quế chi là 0,43 – 1,35%, trong đó thành phần chính là tinh dầu aldehyd cinnamic, chiếm đến 80 – 95%. Bên cạnh đó còn có acid cinnamic, phenylpropyl acetate, cinnamil acetae, coumarin, trans-acid cinnamic, acid protocatechic...

  Các nghiên cứu chỉ ra, vỏ cây quế chi có chứa β-sitosterol, acid vanilic,, acid protocatechuic, cholinacid syringic. Không chỉ vậy, quế chi còn có chứa nhiều diterpen – hoạt chất có công dụng bổ thể được gọi là cinnacassiol. Ngoài ra, trong thành phần cây quế chi còn có các dẫn chất của flavonol và nhiều chất thơm khác.

  Với những thành phần trên, cây quế chi có nhiều công dụng, cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền.

  ✤  Theo y học hiện đại

  Cây quế chi trong y học hiện đại có công dụng giãn mạch, cải thiện tuần hoàn máu, giúp giải nhiệt, ra mồ hôi, cũng như giảm những triệu chứng của sốt.

  Vỏ cây quế chi tác động lên trung khu cảm giác ở não cũng như nâng cao ngưỡng đau, cùng các dược chất khác làm giãn mạch, nhờ đó làm giảm các triệu chứng đau bụng, đau đầu.

  Vị thuốc quế chi còn giúp tăng tiết nước bọt, dịch vị, cũng như kích thích tiêu hóa.

  Kìm hãm nấm và virus: Nước sắc quế chi có công dụng ức chế sự phát triển cũng như nhân lên của virus cúm và vi nấm. Không chỉ vậy, vị thuốc này còn có công dụng sát khuẩn với trực khuẩn thương hàn cũng như tụ cầu vàng.

  Ngoài ra, quế chi còn có các công dụng khác như tiêu diệt gốc tự do, hạn chế quá trình hình thành khối u, chống xơ vữa động mạch.

  ✤  Theo y học cổ truyền

  Theo y học cổ truyền, quế chi có tính ấm, vị ngọt đắng, mùi thơm, có công dụng trừ hàn, hoạt huyết, lợi tiểu, chỉ thống thông kinh, tăng tiết mồ hôi, làm giảm hội chứng ngoại sinh.

  Chủ trị: Mất ngủ, kinh nguyệt không đều, đau bụng, đau đầu, đầy bụng, khó tiêu, sát khuẩn trong một số tình trạng.

CÁCH DÙNG VỊ THUỐC QUẾ CHI

  Quế chi được sử dụng nhiều trong các bài thuốc sau:

  ☑  Bài thuốc cho người bệnh thể phong hàn của hội chứng ngoại cảnh: dùng 46g quế chi (đã cạo bỏ vỏ), 42g sinh khương, 40g chích cam thảo, 6 hạt hạnh nhân, 6g ma hoàng, 42g thược dược. Đem ma hoàng sắc với 1 lít nước, đến khi còn lại khoảng 450ml thì thêm các vị thuốc khác vào và đun tiếp tục đến khi sắc còn 200ml. Chia thành 2 lần uống.

Quế Chi: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Vị Thuốc

Quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc

  ☑  Bài thuốc cho người bệnh thể phong hàn của hội chứng hư (triệu chứng mạch nông, chậm, sốt, ra mồ hôi, sợ gió,…): Sử dụng 12g quế chi, 12g bạch thược, 12g sinh khương, 4 quả đại táo, 6g chích cam thảo đem sắc rồi uống khi thuốc còn nóng.

  ☑  Bài thuốc chữa tiểu đường: Chuẩn bị 2 muỗng cà phê bột quế, 1 muỗng cà phê bột yến mạch cùng với nửa lít nước. Trộn đều các nguyên liệu trên với nhau và sử dụng 2 lần mỗi ngày. Nên sử dụng 2 bữa sáng và tối, liên tục trong 15 ngày.

  ☑  Bài thuốc nhiễm phong hàn: Dùng 160g quế chi, 80g chích thảo, 12 quả đại táo, 3 lát sinh khương, 3 miếng phụ tử đem sắc rồi uống khi còn nóng.

  ☑  Bài thuốc trị dương suy ở ngực (triệu chứng đau ngực, nhịp tim ngắt quãng,…): Sử dụng 4g quế chi; 12g mỗi loại mẫu đơn bì, thược dược, phục linh; 8g đào nhân đem sắc uống 2 lần mỗi ngày.

  ☑  Bài thuốc chữa trị dương hư ở tâm (triệu chứng phù, đánh trống ngực, thở nông,…): Sử dụng 120g quế chi, 160g phục linh, 80g mỗi loại bạch truật và chích cam thảo đem sắc uống.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY QUẾ CHI

  Mặc dù có tác dụng tốt trong điều trị bệnh, thế nhưng cần lưu ý không sử dụng vị thuốc quế chi trong một số trường hợp sau:

  ■ Âm hư dương thịnh;

  ■ Phụ nữ đang mang thai;

  ■ Ra nhiều kinh nguyệt..

  Trên đây là những thông tin về Quế chi có đặc điểm với công dụng và cách dùng vị thuốc như thế nào. Dùng cây quế chi sai cách có khả năng gây ra những tác dụng không mong muốn. Do đó, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng cây quế chi cho bất kỳ mục đích nào.

  Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về nhiều vị thuốc khác, hay các bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe bằng cách nhấn vào KHUNG CHAT bên dưới hay gọi đến HOTLINE 028 6285 7515.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường