tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 08-06-2022 Lượt xem : 1730

  Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là như thế nào? Dân gian quan niệm rằng người phụ nữ khi đang trong thời gian hành kinh không nên đi thăm bà đẻ vì sợ sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

TRẺ SƠ SINH BỊ MẮC HƠI NGƯỜI CÓ KINH LÀ NHƯ THẾ NÀO?

  Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của các chị em phụ nữ kể từ khi bước vào độ tuổi dậy thì cho tới giai đoạn mãn kinh. Là biểu hiện cơ thể của người phụ nữ đã sẵn sàng cho việc mang bầu và thực hiện thiên chức của bản thân mình.

  Trong kỳ kinh nguyệt, các chị em sẽ có sự thay đổi về sinh lý và tâm trạng, trở nên nhạy cảm hơn với thức ăn, khiến nhiều người kiêng khem đủ thứ. Và đối với những người mới sinh con cũng sợ người đang có kinh nguyệt đi thăm vì lo sợ em bé mới sinh sẽ bị ảnh hưởng xấu.

  Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là như thế nào? Theo quan niệm dân gian, người đang trong thời gian hành kinh đi thăm bà đẻ sẽ gặp vận xui xẻo, em bé sơ sinh sẽ bị “mắc hơi” mà khóc quấy, hay ốm và chậm lớn.

  Những điều này được truyền tai từ xa xưa nhưng hoàn toàn chưa được xác nhận về mặt khoa học. Do đó, bạn không cần lo lắng việc trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh mà có thể đi thăm bà đẻ hoàn toàn bình thường.

Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là quan niệm dân gian

ĐI THĂM BÀ ĐẺ KHI ĐANG HÀNH KINH, CHỊ EM CẦN CHÚ Ý GÌ?

  Mặc dù không phải lo lắng trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh, nhưng khi đi thăm bà đẻ khi đang có kinh, chị em cũng cần chú ý tới một số vấn đề.

  Trong thời gian hành kinh, cơ thể của người phụ nữ khá nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh. Do đó mà bản thân nữ giới cần cẩn trọng và kỹ lưỡng lúc đi thăm bà đẻ. Chỉ khi nào thấy cơ thể thật sự khỏe mạnh mới đi thăm bà đẻ. Đồng thời không quên vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước lúc đi, và cũng không nên bế trẻ sơ sinh quá lâu.

  Hãy luôn ghi nhớ rằng sản phụ mới sinh cơ thể khá yếu và mệt, cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Do đó, hãy thăm trong thời gian vừa đủ, không nói quá nhiều cũng như hãy lưu ý các điều sau đây:

  ► Rửa tay sạch sẽ trước lúc bước vào phòng thăm: quần áo và bàn tay của bạn có khả năng chứa nhiều vi khuẩn từ không gian bên ngoài nên trước khi vào thăm bà đẻ hãy rửa tay sạch sẽ cũng như nên thay quần áo sạch, mới.

  ► Ghé thăm trong thời gian ngắn: bà bầu sau sinh phải bận rộn vệ sinh cá nhân, hút sữa, cho con bú và nghỉ ngơi cho lại sức,… cho nên lúc đến thăm, bạn không nên ngồi lại quá lâu.

  ► Dọn dẹp trước khi ra về: chắc hẳn bạn có thể hình dung được sự bề bộn của một ngôi nhà có em bé mới sinh. Vì vậy trước lúc đứng lên đi về, hãy tinh ý dọn dẹp ly uống nước hoặc các tờ giấy bọc quà,…

ĐI THĂM BÀ ĐẺ KHÔNG NÊN LÀM GÌ?

  Bên cạnh những lưu ý khi đi thăm bà đẻ vào lúc hành kinh nói trên, thì chị em cũng nên hạn chế những điều dưới đây:

  ► Đánh thức bé sơ sinh: đây là một hành động rất kém duyên và khiến cho bà đẻ khó chịu. Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cần phải ngủ rất nhiều, đừng đánh thức bé dậy, thay vào đó chỉ nên ngắm bé đang say ngủ thôi.

Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là như thế nào?

Không nên đánh thức bé dậy

  ► Thăm bà đẻ lúc đang bị bệnh: nếu bạn bị cảm, thấy trong người không khỏe hay đang mắc bất kỳ bệnh gì thì cũng đừng nên đi thăm bà đẻ. Trẻ sơ sinh có sức đề kháng rất yếu nên rất dễ nhiễm bệnh.

  ► Tự ý bế trẻ sơ sinh: nếu như bạn muốn ẵm bé, hãy kiên nhẫn chờ đợi mẹ bé hoặc người nhà bế bé lên và trao cho bạn. Đừng tự tiện chạm vào em bé.

  ► Dẫn trẻ nhỏ đi cùng: Trẻ con thường khá hiếu động và ồn ào sẽ khiến cho em bé mới sinh dễ giật mình và mẹ bỉm mới sinh cũng mất đi không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi.

  ► Hôn trẻ sơ sinh: Dù có được cho phép hay không thì việc hôn trẻ sơ sinh cũng là điều cấm kỵ. Nụ hôn của người lớn có thể khiến cho em bé bị nhiễm bệnh nặng, thậm chí nguy hiểm hơn là tử vong.

  ► Nhìn chằm chằm vào mẹ bé khi họ đang cho con bú: việc làm này thiếu tế nhị bởi các mẹ mới sinh thường không muốn khi họ đang cho con bú có ai nhìn chăm chú vào. Lúc mẹ đang cho em bé bú, bạn hãy khéo léo bắt chuyện cùng với người nhà của mẹ bé.

  ► Đưa ra lời khuyên: trừ khi bà mẹ mới sinh chủ động hỏi bạn về kiến thức, nếu không đừng bao giờ góp ý về việc chăm sóc con của họ. Bạn chỉ cần lắng nghe, thăm hỏi hỗ trợ những lúc cần thiết là đủ.

  Qua đây, chúng ta cũng đã biết được “Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là như thế nào?” cũng như biết được những việc lưu ý và không nên làm khi đi thăm bà đẻ. Dù từng sinh con hay chưa thì các chị em cũng nên tế nhị, không gây cảm giác khó chịu cho mẹ mới sinh. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc nào về chủ đề vừa rồi, bạn có thể gọi đến đường dây nóng 0286 285 7515 hoặc nhấn vào BẢNG CHAT dưới đây để được giải đáp ngay.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường