tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
83 - 89 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa TPHCM

Đánh giá: 10,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 10-03-2021 Lượt xem : 527

  Uống thuốc bị đắng miệng phải làm gì là băn khoăn của nhiều người bởi sau khi uống thuốc, miệng xuất hiện vị đắng rất khó chịu, ảnh hưởng đến vị giác, ăn uống mất ngon.

NGUYÊN NHÂN UỐNG THUỐC BỊ ĐẮNG MIỆNG LÀ GÌ?

  Đắng miệng là cảm giác có vị hơi đắng ở trong miệng vào mỗi buổi sáng sau khi vừa ngủ dậy hay lúc ăn không cảm nhận được vị ngon của đồ ăn mà luôn cảm thấy chúng hơi đắng ở trong miệng.

  Rất nhiều người thường nhầm lẫn tưởng đắng miệng là bệnh, thế nhưng thực chất đây chỉ là các triệu chứng chứ không phải bệnh lý gây hại đến sức khỏe. Nếu hiện tượng đắng miệng, nhất là khi uống thuốc kéo dài có thể khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng, làm cho sức khỏe giảm sút.

  Sau khi uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc dạ dày hay thuốc kháng sinh, thường xuất hiện biểu hiện đắng miệng rất khó chịu. Nguyên nhân làm đắng miệng có thể là do những loại thuốc này được bài tiết một phần qua tuyến nước bọt sau khi hấp thụ, nên thường để lại vị đắng trong miệng khá lâu, khiến bệnh nhân sau khi uống thuốc bị đắng miệng, mất cảm giác ăn uống.

  Đây cũng là một trong các tác dụng phụ nhẹ do thuốc gây ra. Thông thường, chúng sẽ hết sau một vài ngày ngừng uống thuốc. Vậy uống thuốc bị đắng miệng phải làm gì?

Uống thuốc bị đắng miệng phải làm gì?

Một số thuốc bài tiết qua tuyến nước bọt nên uống thuốc bị đắng miệng

UỐNG THUỐC BỊ ĐẮNG MIỆNG PHẢI LÀM GÌ?

  Nếu không may gặp phải tác dụng phụ khi uống thuốc bị đắng miệng, bạn có thể áp dụng một số mẹo khắc phục sau đây:

  Sau khi uống thuốc, bạn hãy uống đủ nước để cân bằng lượng thuốc đi vào trong cơ thể, điều này sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng đắng miệng rất hiệu quả.

  ► Tránh uống các thức uống có gas, cà phê, trà vì chúng sẽ gây lợi tiểu, làm mất nước nhiều hơn, gây rối loạn hoạt động dạ dày, ruột dẫn tới các triệu chứng nói trên.

  ► Nên ăn những loại trái cây họ cam quýt để kích thích sản xuất nước bọt và loại bỏ đi vị đắng trong miệng.

  ► Nhai kẹo bạc hà hương cam quýt cũng có thể hỗ trợ làm giảm chứng đắng miệng một cách hiệu quả.

  ► Pha một muỗng cà phê đinh hương hay quế dùng uống sau bữa ăn hoặc buổi sáng, nhằm đẩy lùi cảm giác đắng miệng, giúp bạn có được bữa ăn ngon miệng hơn.

  ► Nên vệ sinh khoang miệng sạch sẽ với cách chải răng, lợi và lưỡi đúng cách, dùng chỉ nha khoa 3-4 lần/tuần nhằm loại bỏ mảng bám thức ăn giữa kẽ răng để khắc phục tình trạng hôi miệng và đắng miệng.

  ► Ăn các bữa ăn nhỏ chia đều trong ngày, hạn chế ăn những loại thực phẩm chiên có chứa nhiều gia vị vì chúng dễ gây kích hoạt trào ngược dịch vị và dịch mật.

  ► Sử dụng các loại thuốc, bao gồm cả vitamin và khoáng chất đúng liều lượng, theo chỉ định và tránh tự ý dùng thuốc quá liều hay kéo dài quá lâu ngày.

Uống thuốc bị đắng miệng phải làm gì?

Sử dụng thuốc đúng cách kết hợp với một số mẹo để làm giảm đắng miệng

  Nếu áp dụng các cách trên mà chứng đắng miệng vẫn không thuyên giảm, bạn hãy liên hệ các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra tình trạng dạ dày, nếu có những dấu hiệu bất thường ngoài nguyên nhân uống thuốc bị đắng miệng, để có biện pháp điều trị sớm, phù hợp nhất, tránh để lâu khiến tình trạng tiến triển.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG CÁC LOẠI THUỐC TÂY

  Khi dùng thuốc Tây chữa bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ những điều sau đây để đảm bảo an toàn sức khỏe và tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra, cụ thể như:

   Không được dùng thuốc tùy tiện: Dùng quá lạm dụng thuốc như uống không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến dạ dày hoặc nếu uống không đủ liều lượng sẽ tá động đến quá trình chữa bệnh.

  ☛ Tuyệt đối không được uống thuốc nếu chưa biết rõ nguyên nhân: Chỉ khi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thì việc uống thuốc mới mang lại hiệu quả cao.

  ☛ Bảo quản thuốc đúng cách: Nếu thuốc không được bảo quản đúng cách có thể dẫn tới chuyển hóa thuốc làm mất chức năng tác dụng của thuốc. Do đó, người bệnh cần cần chú ý bảo quản thuốc ở nhiệt độ phù hợp khi sử dụng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng của mặt trời và không để thuốc ở nơi ẩm ướt hay quá nóng.

  ☛ Lưu ý tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc Tây y thường có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng. Do đó, khi dùng thuốc cần lưu ý tới khả năng tương tác của thuốc, phản ứng biểu hiện ra bên ngoài để sớm được xử lý đúng cách.

  Trên đây là giải đáp thắc mắc nguyên nhân gây đắng miệng sau khi uống thuốc và uống thuốc bị đắng miệng phải làm gì để khắc phục hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng theo.

  Nếu bạn đã thử áp dụng các cách trên nhưng vẫn bị đắng miệng sau khi uống thuốc, hãy hỏi ý kiến chuyên gia để tìm ra hướng khắc phục phù hợp bằng cách nhấp vào KHUNG TƯ VẤN ở dưới.

  Chúc bạn vui khỏe!

Lưu ý: Nội dung bài viết trên nhằm mục đích tham khảo thêm kiến thức y tế, một số nội dung bài viết có thể không thuộc nghiệp vụ của Phòng khám đa khoa Hồng Cường. Để biết thêm thông tin hoặc cần liên hệ tư vấn xin vui lòng gọi về số điện thoại 028.7307.0666 hoặc gửi câu hỏi vào khung chát.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

phòng khám đa khoa Hồng Cường